Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc quản lý Nhà nƣớc nhằm phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 70 - 79)

nƣớc nhằm phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập

* Kinh nghiệm của Mỹ

+ Thu hút và quản lý ĐNGV

Trường ĐH chịu tác động sâu sắc của thị trường. Tuy nhiên các trường ĐHCL luôn luôn được sự ủng hộ lớn của Chính quyền của 50 bang ở Mỹ.

Đào tạo sau ĐH trở thành trung tâm của giáo dục ĐH và làm tăng giá trị của các GV ĐH và thực sự là cơ sở sản sinh ra các trí thức có tầm cỡ trong xã hội.

Chính phủ Mỹ chú trọng đến việc trọng dụng thu hút nhân tài với chính sách đào tạo, bồi dưỡng này đã tạo nên sự hấp dẫn nhân tài trên thế giới về giảng dạy và nghiên cứu tại Mỹ. Tại các trường ĐH Mỹ, các GV trong trường giờ giảng thấp chỉ đảm nhiệm 1/3 số giờ giảng, Một chính sách chung đối với các GV ĐH là giảng dạy 4,5 năm thì được nghỉ một năm để tu nghiệp (bất cứ trường nào hoặc viện nào, hoàn toàn tự do). Chính sách trả lương theo hiệu suất làm việc và được đánh giá thông qua đánh giá của quản lý trực tiếp và báo cáo hàng năm về sản phẩm đầu ra, năng lực và kỹ năng giao tiếp. Tại các trường ĐH KH-CN Mỹ có tới 25% số GV là người nước ngoài.

Hệ thống giáo dục Mỹ cũng rất hấp dẫn, các học hàm học vị được phân cấp rõ ràng, bổ nhiệm người nước ngoài vào các vị trí mang tính hàn lâm là điều khác so với nhiều quốc gia. Chính sách thưởng cho GV xuất sắc được trả nhiều lương hơn để họ có trách nhiệm hơn trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường.Thưởng cho GV dựa trên kết quả học tập đạt được của SV, và SV đánh giá GV được nhà trường công khai vào đầu mỗi học kỳ, việc phong tặng các danh hiệu GV:xuất sắc, ưu tú hàng năm là do SV đề cử và bầu chọn.

Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Mỹ luôn ở mức 13.72% so với thế giới là 4%. Chính sách xây dựng hệ thống đào tạo ĐH chất lượng hàng đầu thế giới. Niềm tin về giao ước xã hội và nền văn hoá cởi mở, môi trường sáng tạo, điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ là lý do chính cho sự du nhập của các tài năng thế giới. Nhiều bang ở Mỹ đã xây dựng hệ thống hỗ trợ tài chính mà các quận có thể trả lương, tạo các cơ hội nghề nghiệp và quyền tự quyết cho những người có năng lực làm việc ở những ngành nghề khác về làm GV.

Bang Texas (Mỹ) đã đưa ra một loạt các chính sách để thu hút người giỏi đến với nghề giáo dục: Tãng các chương trình học bồng "Dạy cho Texas" và tạo thêm nhiều cơ hội tài chính, các chương trình tài trợ GV để thu hút nhân lực cho nghề dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho những người thi tuyển vào các trường ĐH làm GV. Có các chương trình tư vấn hệ thống cho các GV mới vào nghề để phát triển tốt chuyên môn.

Tổng thống Mỹ Obama: Tuyển chọn thế hệ giáo viên mới. Trả thêm tiền cho các GV giỏi. Đưa các GV kém ra khỏi lớp học. Trung tâm nghiên cứu dạy học và chính sách (Center for the Study of Teaching and Policy) của Mỹ xác định các chính sách này nằm trong hệ thống của việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân người có năng lực trong ngành; xây dựng chính sách khuyến khích và các điều kiện để hỗ trợ công việc của ĐNGV.

- Về chính sách tuyển dụng

Ở trường ĐH Mỹ, quyền lực nằm chủ yếu ở Khoa Quy trình tuyển chọn công khai, minh bạch, dựa trên tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng (ưu tiên hàng đầu tiêu chí khoa học).quyền quyết định thuộc về những giáo sư có uy tín, SV có quyền tham dự và cho ý kiến. Nếu được nhận, ứng viên sẽ thử việc trong một số năm nhất định, thường ở vị trí GV cấp 1 (assistant pro/essor). Cuối kỳ thử việc, hồ sơ sẽ được một hội đồng độc lập tại trường ĐH và một hội đồng độc lập ngoài trường xem xét và bỏ phiếu kín để quyết định. Nếu được chấp nhận, GV chính thức vào biên chế" của trường, nhưng không có nghĩa là được yên vị vĩnh viễn.

- Chính sách sử dụng

Đặc trưng GDĐH Mỹ là tính cơ động, GV, SV có thể chuyển trường; tính cạnh tranh để có những SV giỏi nhất, những GV có năng lực nhất, có nguồn kinh phí cho nghiên cứu và cả vị thế, uy tín của nhà trường quyền tự do học thuật, mà không phải chịu bất cứ một áp lực, định kiến nào; Dù có thay đổi về bản chất việc bổ nhiệm GV và sắp xếp hoạt động học thuật, hầu hết

GV đều được bổ nhiệm toàn thời gian, công việc ổn định. ĐNGV đượcan toàn về nghề nghiệp, đảm bảo quyền tự do học thuật đồng thời có một mức sống khá trong xã hội.

Quản lý hiệu quả: Nền giáo dục hướng vào người học, các trường ĐH Mỹ,SV là đối tượng dịch vụ khách hàng cần phải quan tâm chăm sóc. Mỹ đặc biệt đề cao trách nhiệm cá nhân của GV trong giảng dạy và cụ thể hoá thành các quy định chi tiết. Trong một xã hội năng động, có việc làm bảo đảm vĩnh viễn là một sự ưu đãi đặc biệt làm cho các chức vụ GV ĐH khá hấp dẫn. Mặc dù thu nhập hàng tháng của GV thấp hơn so với một người có học vấn tương đương làm việc cho các hãng, doanh nghiệp lớn.

Cơ cấu bên trong các trường ĐH Mỹ khác biệt với hệ thống giáo dục châu Âu: "mỗi ngành chỉ có một giáo sư" Các trường ĐH Mỹ thường tìm cách thành lập những khoa lớn;, chuyển quyền lực lãnh đạo của trường xuống các khoa. GV ở Mỹ thường được chia thời gian làm việc theo: giảng dạy, NCKH và hoạt động phục vụ. Thời gian của ba phân có tỉ lệ: 40 - 40- 20, các trường ĐH danh tiếng: 30-60- 10, các trường nhỏ: 60 - 20 - 20.

- Chính sách đãi ngộ, tôn vinh

Nếu tính theo tỷ lệ GDP thì ngân sách giáo dục của Mỹ tăng liên tục. Năm 1960 tỷ lệ này là 5,3% GDP, năm 1991 đã đạt tỷ lệ 7% và đến nay xấp xỉ 7,5%. Ngân sách tập trung một phần đáng kể cho việc đào tạo GV. Các quỹ nghiên cứu của Bộ Giáo dục Mỹ và Quỹ Khoa học Quốc gia, cũng như những chương trình từ thiện, thường xuyên dành một phần lớn ngân sách để tài trợ cho các giáo sư đảm nhiệm công tác đào tạo và nghiên cứu.

Cách nâng lương dựa trên đánh giá kết quả làm việc hàng năm cũng làm cho các GV nghiên cứu, giảng dạy và tham gia các công việc khác tích cực hơn. Ngoài ra, trưởng khoa và hiệu trưởng có quỹ riêng để tăng lương theo ý mình, trong một phạm vi, mức độ nào đó. Họ thường dùng quỹ này để tăng lương cho những GV có nhiều thành tích trong công việc.

- Hệ thống giáo dục của Mỹ cũng rất hấp dẫn, các học hàm học vị được phân rõ ràng, bổ nhiệm người nước ngoài vào các vị trí mang tính hàn lâm là điều rất khác so với nhiều quốc gia

- Tổng thống Mỹ Obama nói về chính sách thưởng cho GV xuất sắc: được trả nhiều lươnghơn để họ có trách nhiệm hơn trong việc nâng cao chất lượng nhà trường (Robertson J). Thưởng cho GV cần dựa trên kết quả học tập của người học đạt được Thực hiện chính sách tiền thường cho ĐNGV giỏi và các trường ĐH có thành tích nâng cao chất lượng đào tạo. Kết thúc mỗi học kỳ,

SV đánh GV, được nhà trường công khai vào đầu mỗi học kỳ. việc phong tặng các danh hiệu GV: Xuất sắc, ưu tú hàng năm là do SV đề cử và bầu chọn.

* Kinh nghiệm của Nhật Bản

-Về đào tạo bồi dưỡng và tuyển dụng GV ở Nhật Bản

+ Để đáp ứng nhu cầu GV cho việc hình thành hệ thống giáo dục mới, việc đào tạo GV ở Nhật Bản được bắt đầu khi Chính Phủ Nhật Bản thành lập ĐH ở Tôkyô và ban hành sắc lệnh về Giáo dục vào năm 1872. Kể từ đó, GV ở Nhật Bản chủ yếu được đào tạo ở các trường ĐH sư phạm được thành lập ở mỗi tỉnh, thành và được đào tạo ở các trường ĐH ở một số khu vực trong nước.

+ Đào tạo GV ở ĐH Hiroshima

Ngay từ khi mới thành lập (1949) ĐH Hiroshima đã đưa ra 5 nguyên tắc chỉ đạo cơ bản (Mision) là:

- Theo đuổi Hoà bình; - Sáng tạo kiến thức mới; - Nuôi dưỡng con người;

- Hợp tác với địa phương, khu vực và cộng đồng quốc tế; - Tiếp tục sự phát triển;

Năm nguyên tắc trên thể hiện triết lý phát triển để thực hiện sứ mệnh của ĐH Hiroshima trong công cuộc chấn hưng nước Nhật sau Chiến tranh và

phát triển hiện đại hoá. Trên cơ sở đó, ĐH Hiroshima đã đề ra các mục tiêu phát triển cơ bản sau:

- Trở thành một cơ sở ĐH ở trình độ cao về đào tạo và nghiên cứu trong nước và quốc tế.

- Tạo đựng môi trường học tập, nghiên cứu đạt đẳng cấp quốc tế, nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo khoa học cho thế hệ trẻ

- Gắn nghiên cứu với giảng dạy, đào tạo đội ngũ chuyên gia sau ĐH có trình độ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Đào tạo đội ngũ cử nhân có trình độ và năng lực thực tiễn cao đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội.

- Liên kết chặt chê với cộng đồng, đóng góp tích cực vào sự phát triển đa dạng của xã hội.

- Tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế, xã hội toàn cầu, tích cực tham gia và mở rộng hợp tác, trao đổi quốc tế.

- Hình thành cơ chế quản lý ĐH và các đơn vị thành viên tập trung vào "con người, phương tiện và tài chính".

- Hình thành một hệ thống hợp lý trong đánh giá khả năng và kết quả, tạo môi trường thuận lợi phát huy mọi khả năng của ĐNGV và SV.

- Phát triển hệ thống thông tin và truyền thông phục vụ có hiệu quả hoạt động quản lý, giảng dạy và nghiên cứu, thông tin xã hội và marketing.

- Tập đoàn hoá các ĐHCL

Theo luật này, không còn chế độ công chức nhà nước đối với đội ngũ GV và cán bộ quản lý ở các tập đoàn ĐH. Quy định này nhằm mềm hoá và tự chủ cao trong việc tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự ở các ĐH (GV, nhân viên và cán bộ quản lý các cấp), phá bỏ các rào cản và quy định cứng nhắc theo chế độ công chức, viên chức nhà nước đối với đội ngũ nhân sự ở các tập đoàn ĐH công.

Tập đoàn ĐH có mối liên hệ chặt chẽ với các đối tác (doanh nghiệp, tố chức xã hội - nghề nghiệp...); áp dụng mô hình quản lý kiểu doanh nghiệp tư và có quyền bổ nhiệm giám đốc các đơn vị trực thuộc là người nước ngoài. Việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các ĐH được áp dụng theo phương thức trọn gói (lump sum) dựa trên kết quả thực hiện các kế hoạch hoạt động trung hạn (6 năm) đã được Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) phê duyệt. Kết quả tự đánh giá của các tập đoàn ĐH và đánh giá của Uỷ ban đánh giá ĐH (Evaluation Committee for National University Corporationg) là cơ sở cho việc kiểm định và phân bổ ngân sách. Chế độ tuyển dụng nhân sự, đãi ngộ và sử dụng được thay đổi cơ bản từ theo chế độ công chức nhà nước sang theo chế độ tuyển dụng lao động và chính sách lương bổng, đãi ngộ riêng của các tập đoàn ĐH. Hội đồng quản trị có sự tham gia rộng rãi của các cá nhân, tổ chức bên ngoài nhà trường như có đại diện hội đồng giáo dục địa phương, chuyên gia nước ngoài, đại diện các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp

* Về chính sách phát triển ĐNGV ở Nhật Bản

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng: Các chính sách được nghiên cứu chuẩn bị kỹ thông qua các hội đồng, uỷ ban tư vấn cấp cao và được thể chế hoá bằng các đạo luật, hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý giáo dục. Ngoài ra các điều khoản cơ bản liên quan đến giáo dục đã ghi trong Hiến pháp, hàng loạt các đạo luật chi tiết cũng đã được ban hành để tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục và hệ thống giáo dục.

* Về chính sách tôn vinh

- Chính phủ Nhật Bản có những chính sách về chế độ tiền lương làm cho các Viên chức tự hào về vị trí việc làm của mình và tận tuỵ phục vụ, nếu vi phạm đạo đức sẽ mất việc cả đời. Hàng năm, Nhật Bản vẫn đánh giá phân loại để có chế độ đãi ngộ thoả đáng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại chức danh.

- Đối với các GV ĐH được tôn là tiên sinh, một danh hiệu thể hiện sự kính trọng của xã hội nhật bản đối với người học.Và yêu cầu rất cao với GV luôn hướng tới sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng, uy tín của mỗi cá nhân trong hoạt động giảng dạy và hoạt động xã hội.

Vai trò của việc giáo dục Nhật Bản và pháp luật của giáo dục được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu của quá trình hiện đại hoá.

- Các chủ trương chính sách và giải pháp phát triển giáo dục đều được luật hoá.

- Thực tiễn giáo dục Nhật Bản cho thấy, việc coi trọng và quyết tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết định tạo ra NNL chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững.

*Kinh nghiệm của Thái Lan

- Chiến lược: Cải cách hệ thống phát triển ĐNGV và nhân sự GDĐH Với quan điểm động viên những người có tri thức và năng lực để tham gia vào hệ thống GDĐH; phát triển cán bộ quản lý, GV và cán bộ phục vụ hiện có trong hệ thống nhằm giáo dục giá trị đạo đức và đạo đức nghề nghiệp để có thể thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm có chất lượng, ở lại trong hệ thống cũng như tự điều chỉnh thích ứng với những thay đổi, những giải pháp sau đây cần được thực hiện:

+ Xúc tiến thành lập một hệ thống phát triển (bồi dưỡng) thường xuyên đối với cán bộ quản lý, GV và cán bộ phục vụ trong các cơ sở Giáo dục ĐH.. Sự phát triển như vậy hoàn toàn phù hợp với vai trò và trách nhiệm của các cơ sở Giáo dục ĐH. Cần phải có một hệ thống theo dõi và đánh giá để đẩy mạnh và phát triển không ngừng.

+ Những khoá đào tạo sau ĐH sẽ được phát triển một cách chất lượng và dùng làm cơ chế để tạo ra những GV mới. Một hệ thống sẽ được thiết lập nhằm thu hút những người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng và chuyên môn để trở thành GV.

+ Tạo ra một mạng lưới gồm các GV và những nhân viên khác trong các liên ngành học và giữa các cơ sở GDĐH cả bên trong và bên ngoài đất nước. Mạng lưới như vậy sẽ thúc đẩy hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và trao đổi về dạy, học, nghiên cứu, phục vụ và thực hiện những nhiệm vụ khác nhau vì lợi ích của xã hội.

+ Hệ thống bổ nhiệm các chức danh hàn lâm sẽ được đa dạng hoá và phù hợp với những nhiệm vụ của cơ sở GDĐH trên các mặt dạy học, nghiên cứu và các dịch vụ mang tính học thuật. Thẩm mỹ và văn hoá được khuyến khích. Những nội dung này sẽ là những cơ chế để hỗ trợ, khuyến khích và đãi

ngộ các nhà quản lý, GV và những ai toàn tâm cống hiến cho nhà trường.

+ Xúc tiến xây dựng tiêu chuẩn cho những GV với trách nhiệm khác nhau cũng như xây dựng các tiêu chí cho các loại chức năng khác nhau để phục vụ kiểm định.

-Về chính sách đãi ngộ của Chính phủ Thái Lan

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w