Hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng viên đại học kinh tế công lập

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 136 - 137)

- Nhóm văn bản liên quan đến quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH:

3.4.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng viên đại học kinh tế công lập

viên đại học kinh tế công lập

Bộ GD&ĐT là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc thanh tra, tra, đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo ở các cơ sở GDĐH. Thời gian qua BỘ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản trong đổ có các quy định, tiêu chuẩn liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng Bộ có đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm định và đánh giá lượng giáo dục là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (theo định mới số 69/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 được đổi tên là Cục Quản lý chất lượng). Các trung tâm đảm bảo chất lượng cũng được thành lập ở hầu hết các trường ĐH và thực hiện báo cáo tự đánh giá chất lượng.

Tuy nhiên, việc kiểm định và đánh giá chất lượng phát triển nhân lực và sử dụng nhân lực vẫn chưa được thực hiện một cách hệ thống và hiệu quả. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chủ yếu mang tính định tính, cơ sở để đánh giá chưa rõ ràng, thiếu các chỉ tiêu mang tính định lượng; nặng về đánh giá đầu vào. Về cơ bản, việc đánh giá vẫn mang tính nội bộ, thiếu các tổ chức kiểm định chất lượng độc lập.

Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định: việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Cần đánh giá một cách toàn diện đối với cán bộ, công chức, viên chức. Căn bản bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w