Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục ĐH

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 43 - 44)

Hoạt động quản lý của nhà nước được gọi là quản lý nhà nước, là một loại hình của quản lý xã hội.Nhà nước là chủ thể, là trung tâm của quản lý xã hội.

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lực nhà nước, là tổng thể về thể chế, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong việc tổ chức và điều hành các quan hệ xã hội và hành vi của công dân

Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước (hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước).

Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích quản lý nhà nước là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước, mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.

Tính chất điều hành của quản lý nhà nước thể hiện ở chỗ để bảo đảm cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước đượcthực hiện trên thực tế, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền.

Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: QLNN (hiểu theo nghĩa hẹp) là hoạt động chấp hành và điều hành do các cơ quan hành chính nhà

nước và bộ máy trực thuộc thực hiện (trong một số trường hợp nhất định có thể được thực hiện bởi các chủ thể khác khi được Nhà nước trao quyền), đồng thời là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật của các cơ quan nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ, cũng như trật tự pháp luật nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Quản lý nhà nước về giáo dục có nghĩa là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục ĐH do các cơ quan quản lý của nhà nước tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ do nhà nước uỷ quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục ĐH/

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w