KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 84 - 86)

NƢỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

- Giai đoạn 1954 - 1975, ở miền Bắc Việt Nam, các trường ĐHCL được tổ chức và hoạt động theo mô hình của Liên Xô cũ gồm 2 loại chính là ĐH tổng hợp và các trường ĐH chuyên ngành kỹ thuật đơn ngành hoặc một số ngành. Nhà nước quản lý toàn diện các trường theo kế hoạch tập trung, chi phối điều kiện tuyển sinh, kế hoạch học tập, chương trình và phương pháp giảng dạy, cũng như việc tổ chức đào tạo và cấp văn bằng, học vị. Trong thời kỳ này, hệ thống GDĐH phát triển nhanh, số trường năm học 1974 - 1975 tăng 10,25 lần so với năm học 1955 - 1956 trong khi số SV thì tăng 46,77 lần và GV tăng tới 216,45 lần. Trong thời gian đầu của giai đoạn này, từ năm 1954 đến 1957, Nhà nước thực hiện việc ổn định và củng cố các trường và hình thành những trường đầu tiên theo mô hình mới. Ngày 01/4/1955, Vụ ĐH và Trung học chuyên nghiệp thuộc Bộ GD&ĐT được thành lập theo Nghị định 504/TTg có trách nhiệm phối hợp với các ngành chuyên môn xây dựng và quản lý các trường ĐH. Từ năm 1958 đến 1960, thực hiện chủ trương xây dựng ĐH xã hội chủ nghĩa, quan điểm giáo dục XHCN được xác lập và cơ chế chủ quan được hình thành. Quản lý GDĐH theo kế hoạch tập trung được thể hiện qua việc ngành ĐH thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Từ tháng 10/1965, Bộ ĐH và THCN được thành lập, tách khỏi Bộ GD, thực hiện chức năng quản lý bậc ĐH và TNCN theo Nghị định 242/CP ngày 13/02/1966 của Hội đồng Chính phủ. Sự phát triển của hệ thống GDĐH nước ta: Các trường là cơ quan Nhà nước thuần tuý, cung cấp dịch vụ công cộng và là công cụ thực hiện nhiệm vụ chính trị. Tuyển sinh được thực hiện với kỳ thi

quốc gia từ năm học 1970 - 1971 với 3 khối thi thống nhất. Chỉ tiêu tuyển sinh từng trường được Nhà nước phân bổ. Nhà nước bao cấp toàn bộ hoạt động của trường ĐH. Nhân sự, kinh phí và cơ sở vật chất khác được phân bổ theo kế hoạch Nhà nước. SV không phải trả học phí và được Nhà nước cấp sinh hoạt phí và chỗ ở miễn phí. Nhà nước phân công công tác cho SV tốt nghiệp với các vị trí lao động thuộc khu vực công được định sẵn. GDĐH được xem như phúc lợi xã hội, nên trong giai đoạn kinh tế khó khăn không được ưu tiên đầu tư. Sự kiểm soát chặt chẽ và quản lý tập trung của Nhà nước đối với GDĐH, một mặt, cho thấy sự phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh nhưng mặt khác, cho thấy đây là sự lựa chọn "hợp thời" theo hệ thống ĐH Liên Xô cũ.

Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn, quản trị, vận hành một số trường ĐH theo mô hình của Pháp; mặt khác, thành lập và quản lý các trường công đa ngành, các trường tư và cả trường của các tổ chức tôn giáo, quản lý hoạt động theo mô hình Mỹ với quyền tự chủ cao. Tuyển sinh kết hợp giữa thi tuyển và ghi danh. Đào tạo áp dụng học tín chỉ. Đảm bảo chất lượng dựa trên quá trình đào tạo, chủ yếu là ở cấp nhà trường, vai trò của các giáo sư được tôn trọng, đề cao. Chính quyền phân bổ tài trợ cho các trường công theo chỉ số đầu vào. Các trường ĐH phải cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ GDĐH.

- Giai đoạn 1975 - 1985, đất nước thống nhất, hệ thống GDĐH được thống nhất hoá về mô hình và cách điều hành. Các trường trên cả nước được củng cố và phát triển theo mô hình Liên Xô. Các trường tổng hợp được thành lập ở miền Nam, loại hình ĐH bị xoá bỏ, các trường tư được quốc hữu hoá. Trường ĐH được xem như cơ quan Nhà nước, là công cụ thực hiện nhiệm vụ chính trị, nắm quyền quản lý trường ĐH tập trung vào chính quyền Trung ương nhưng phân tán và chia cắt trong chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành. Các bộ, ngành này thực hiện thẩm quyền "kép", vừa QLNN vừa chủ quản. Việc quản lý các trường ĐH dựa trên cơ sở "tập trung, quan liêu và bao cấp" với cơ cấu ra quyết định hướng từ trên xuống.

- Giai đoạn từ sau đổi mới đến nay: Kể từ đổi mới năm 1986, hệ thống GDĐH dần được cấu trúc lại. Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, năm 1900 Bộ GD&ĐT được thành lập, từ sự hợp nhất từng bước ba cơ quan: Tổng cục Dạy nghề, Bộ ĐH và THCN và Bộ GD. Từ năm 1993, "sự nghiệp đổi mới đi vào cơ cấu tổ chức và nội dung đào tạo và Nhà nước bắt đầu đã có một vài đầu tư điều kiện vật chất khá hơn cho sự đổi mới đó". Hệ thống GDĐH có sự thay đổi cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang, có sự tham gia của cả nhà cung cấp ngoài Nhà nước (cả trong và ngoài nước), có sự bổ sung một số ĐHCL đào tạo đa lĩnh vực mạnh làm nòng cốt mà các ĐH quốc gia, ĐH vùng là ví dụ; có sự ra đời của các trường ĐH mở và các trường cộng đồng… QLNN có sự liên hệ với thị trường. Nhà nước tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho trường ĐH. Các trường có thể tìm kiếm các nguồn thu nhập khác ngoài ngân sách Nhà nước. Điều đó cho thấy sự thay đổi trong nhận thức về GDĐH. Nhà nước hướng đến tập trung vào vai trò quản lý vĩ mô trong khi trường ĐH được tự chủ để đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu.

Nói chung, GDĐH Việt Nam đã thay đổi và phát triển, phần nào cho thấy sự đổi mới trong nhận thức về giảm bớt sự kiểm soát chi tiết một cách "thận trọng" của Nhà nước trong quản lý GDĐH nói chung và các trường ĐHCL nói riêng. Về tổng thể, hầu hết các trường ĐHCL vẫn chịu sự QLNN theo kiểu bao cấp và kiểm soát chặt chẽ. Do đặc điểm lịch sử, việc quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan Nhà nước rất phân tán, chưa thích ứng kịp với cơ chế thị trường. Hoạt động QLNN còn thiếu sự tham gia, giám sát, phản biện của xã hội.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w