Những nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 66 - 69)

- Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các trường đại học công lập

Trong những năm gần đây Nhà nước đã ưu tiên cho giáo dục, đào tạo nên các trường nói chung, các trường ĐH khối Kinh tế nói riêng có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển. Đặc biệt, Nhà nước đã giành sự ưu tiên về ngân sách cho đào tạo, chú trọng đến phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông để tạo điều kiện cho các trường ĐH có nguồn tuyến sinh rất lớn... Những thay đổi trong chính sách vĩ mô của Nhà nước đã tạo nên

những bước đột phá mới trong sự nghiệp giáo dục nói chung và mở ra những cơ hội cho sự phát triển các trường ĐH nói chung trong đó đặc biệt là sự phát triển nhanh của các trường ĐH khối Kinh tế. Từ đó đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng quản lý ĐNGV nhờ sự gia tăng đáng kể số lượng SV hàng năm, nhờ việc gia tăng về quy mô và chất lượng ĐNGV và quan trọng hơn là cả đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường ĐH đã có động lực làm việc, SV có cơ hội tìm được việc làm cao hơn...

-Xu hướng phát triển của hội nhập kinh íế quốc tế

+ Về mặt kinh tế: Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ đó nền kinh tế đã có những bước phát triển ấn tượng mặc dù còn rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, để phát triển các ngành sản xuất có kỹ thuật và nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam rất cần đến NNL chất lượng cao được đào tạo bài bản, có tay nghề tốt, có kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. Do vậy đòi hỏi các trường ĐH phải nắm bắt nhanh chóng những yêu cầu của sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế để đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo nhằm tạo ra những SV đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đây là sức ép rất nặng nề từ môi trường vĩ mô đối với các nhà quản lý của các trường và bắt buộc họ phải nâng cao chất lượng quản lý để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

+ Về mặt giáo dục: Hội nhập về giáo dục đã có những bước phát triển mạnh trong những năm qua. Điều đó đã tác động rất lớn đến tư duy của các nhà quản lý trong các trường nói chung, các trường ĐH kinh tế nói riêng và đòi hỏi họ phải không ngừng nâng cao trình độ, học tập kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng quản lý nhà trường... Chính bản thân sự thay đổi và hội nhập nhanh chóng thời gian qua đã tạo động lực và thúc đẩy các trường phải không ngừng nâng cao chất lượng ĐNGV sao cho chất lượng

đào tạo phải được nâng lên những bước rất cơ bản để hội nhập về chất lượng với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới về trình độ ĐH kinh tế và quản trị kinh doanh hiện nay.

-Sự phát triển kinh tế của đất nước và nhu cầu về NNL trình độ cao

Sự phát triển của nền kinh tế nước ta những năm qua đặc biệt là từ sau khi gia nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã và đang đòi hỏi các trường ĐH khối Kinh tế cung ứng một lực lượng lao động có kỹ năng cao để đáp ứng nhu cầu của hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời mỗi năm. Về cơ bản các trường này đã đáp ứng nhu cầu về nhân viên kế toán, nhân viên phục vụ trong các khách sạn và các công ty du lịch, nhân viên trong các ngân hàng và trong các ngành dịch vụ khác đang có sự phát triển vượt trội song cũng từ đó đã bộc lộ những yếu kém về chất lượng đào tạo so với nhu cầu xã hội mà bất buộc các trường phải nhanh chóng đổi mới. Điều đó đã đặt ra những vấn đề rất lớn cho các trường là phải không ngừng hoàn thiện và đổi mới về mọi mặt và tập trung nâng cao chất lượng ĐNGV, coi đó là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

-Cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo trình độ cao

Trong điều kiện hiện nay khi Nhà nước chủ trương xã hội hoá giáo dục nhằm tăng cường tỷ lệ SV trên 1000 người dân để có thể giảm bớt tỷ lệ này so với các nước trong khu vực thì hàng loạt các trường ĐH đã đua nhau ra đời. Tình hình trên đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người học, tạo ra môi trường cạnh tranh trong giáo dục đào tạo đặc biệt sự cạnh tranh giữa các trường ngày càng gay gắt hơn trong tuyển sinh và trong giữ chân các nhà giáo giỏi. Thực tế đó đã tác động rất lớn đến cơ chế và chính sách quản lý của các trường đối với ĐNGV, đặc biệt là trong các trường công lập nhằm duy trì sự trung thành của họ khi mà các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần còn rất hạn chế như hiện nay.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w