- Nhóm văn bản liên quan đến quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH:
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG
NƢỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG
NƢỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
4.1.1. Định hƣớng, mục tiêu chung về phát triển đội ngũ giảng viênđại học công lập đại học công lập
* Định hướng chung
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hoá chất lượng đội ngũ theo từng cấp học. Đối với đào tạo ĐH giảng viên phải có có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nghiệp vụ quản lý là nội dung quan trọng cần được đào tạo, trau dồi đối với cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá đội ngũ nhà giáo theo yêu cầu nâng cao năng lực, đạo đức và các chuẩn.
Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cản bộ quản lý giáo dục; ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc.
Tiếp nối chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT mà Đại hội thứ XI của Đảng đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII xác định: Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo. Phát triển NNL là một trong mười ba định hướng