- Nhóm văn bản liên quan đến quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH:
4.1.2. Dự báo sự phát triển đội ngũ các trường đại học kinh tế công lập
Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển rất đáng kể. Những thay đổi về đường lối lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế đã thúc đẩy sự ra đời của hàng vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tất cả các ngành nghề, ở khắp các địa phương trên Đất nước. Điều đó dẫn đến nhu cầu của xã hội về NNL được đào tạo ở trình độ ĐH ngày càng cao, cùng với sự thích ứng của nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế thì rất cần NNL chất lượng cao. Để dự báo sự phát triển của các trường ĐH kinh tế công lập cần dự báo các yếu tố liên quan như: Sự phát triển kinh tế của đất nước và nhu cầu NNL trình độ cao, sự phát triển của các trường ĐH kinh tế công lập trong cùng lĩnh vực, sự phát triển của các trường được đào tạo ở trình độ ĐH ngày càng cao, cùng với sự thích ứng của nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế thì rất cần NNL chất lượng cao. Để dự báo sự phát triển của các trường ĐH kinh tế công lập cần dự báo các yếu tố liên quan như: Sự phát triển kinh tế của đất nước và nhu cầu NNL trình độ cao, sự phát triển của các trường ĐH kinh tế công lập trong cùng lĩnh vực, sự phát triển của các trường ĐH quốc tế tại Việt Nam... Xét từ yếu tố nhu cầu của xã hội đối với NNL trình độ trường ĐH kinh tế; Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế những yếu tố sau đây góp phần gia tăng nhu cầu NNL trình độ ĐH kinh tế công lập như sau:
- Sự ra đời của hàng vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm đòi hỏi một lực lượng nhân viên khá lớn về kế toán, thủ quỹ, kinh doanh, marketing... được đào tạo bởi các trường ĐH khối khối kinh tế.
- Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc đã thúc đấy sự phát triển của các thành phố và đô thị mới, đồng thời gia tăng thu nhập của phần lớn các hộ gia đình nông thôn nhờ thu nhập từ đền bù đất đai
nông nghiệp. Điều đó đã thúc đẩy sự tăng lên về nhu cầu học tập cho con cái gia đình họ mà xu hướng tăng chủ yếu bậc ĐH trong đó các trường ĐH kinh tế đang được lựa chọn với vị trí số 1 trong mấy năm gần đây.
Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản làm tăng quy mô SV của các trường thì một số yếu tố sau đây dẫn đến những thách thức của từng trường trong quá trình phát triển đó là:
- Sự ra đời hàng loạt của các trường ĐH khối kinh tế công lập và sự nâng cấp các trường có yếu tố nước ngoài.... Chỉ tính riêng trong 5 năm từ 2005 đến 2010 số lượng các trường cao đẳng công lập đã tăng từ 95 lên 161 trường (tăng 1,7 làn), trong đó các trường cao đẳng khối kinh tế tăng từ 6 lên 23 trường (tăng 3,8 lần) (số liệu biểu 2.1).
Từ các yếu tố trên cho thấy quy mô đào tạo SV hệ ĐH kinh tế công lập nói chung trong cả nước ngày càng tăng rất mạnh, mỗi năm có thể tăng lên 20% đến 30%. Tuy nhiên số lượng các trường quốc tế cũng tăng nhanh trong thời gian tới nên dẫn đến sự cạnh tranh với các trường ĐH kinh tế công lập với nhau. Từ đó dẫn đến áp lực nâng cao chất lượng đào tạo SV của các trường và những cơ hội để phát triển rất nhiều nhưng thách thức cũng không hề nhỏ đối với từng trường. Để duy trì quy mô đào tạo, duy trì hình ảnh của nhà trường với xã hội, áp lực đặt lên vai đội ngũ cán bộ quản lý các trường là rất lớn. Đòi hỏi sự lãnh đạo của các trường ngày càng sáng suốt, phù hợp để thúc đẩy sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về sản phẩm đào tạo. Đó là con đường chủ yếu để phát triển về quy mô và chất lượng một cách bền vững của các trường.