triển đội ngũ giảng viên
* Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát
Thanh tra, kiểm tra là một dạng hoạt động, là một chức năng của QLNN được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước, nhằm tác động đến đối tượng quản lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, nhược điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, tăng cường quản lý, góp phần hoàn thiện cơ cấu quản lý, tăng cường bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Hoạt động Thanh tả, kiểm tra, xử lý các vi phạm nhằm mục đích: + Thông qua hoạt động này để đánh giá về hiệu lực hiệu quả thể chế QLNN về phát triển ĐNGV, giúp các cơ quan QLNN có thông tin về tính hợp lý tính khả thi của các quy định pháp luật
+ Kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật trong thực hiện QLnn về phát triển ĐNGV
+ Tạo ra áp lực Đối với các cơ quan QLNN, cơ sở GDĐH và các chủ thể khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo điều kiện đảm bảo chất lượng GDĐH.
- Tăng cường thanh tranh, kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV.
Nội dung kiểm tra, giám sát gồm kiểm định chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo; cơ sở vật chất, giám sát tuân thủ các tiêu chuẩn về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và thực hiện các tuyên bố về sứ mạng và cam kết với SV.
- Kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản quản lý GV của Bộ và các trường ban hành.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyển dụng hàng năm của nhà trường của các khoa, bộ môn nhằm phát hiện những bất cập cần tháo gỡ ngay
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các khoa, bộ môn và GV
- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng GV. Chính sách và phương pháp đánh giá GV, chính sách đãi ngộ GV để kịp thời phát hiện và điều chỉnh hợp lý.
- Tăng cường các giải pháp phát triển ĐNGV nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV. Đảm bảo chất lượng là yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững của các trường. Để đảm bảo không ngừng nâng cao quy mô và chất lượng ĐNGV, đảm bảo sự lớn mạnh của ĐNGV thích ứng hội nhập quốc tế.
+ Đảm bảo thực hiện định kỳ và có chất lượng các khoá bồi dưỡng nâng cao trình độ ĐNGV
+ Kiểm tra kết quả công việc của ĐNGV
+ Tăng cường công tác kiểm định chất lượng ĐNGV, tổ chức định kỳ việc kiểm định chất lượng ĐNGVnhằm đảm bảo, rà soát về trình độ, về chất lượng ĐNGV.Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh cần thiết và phù hợp về chính sách và cơ chế quản lý để không ngừng nâng cao chất lượng ĐNGV.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả, hiệu quả của các chương trình, hoạt động theo kế hoạch đã đặt ra.
* Tiêu chí đánh giá quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên Nhóm thứ nhất, mức độ hợp lý, thông thoáng của môi trưởng phát triển ĐNGV. Môi trường thuận lợi hay không tuỳ thuộc một phần quan trọng vào Nhà nước, biểu hiện ở các tiêu chí: đẩy nhanh sự phát triển của KTTT; xây dựng hệ thống pháp luật, khung pháp lý thúc đẩy sự phát triển ĐNGV; tạo lập môi trường học thuật...
Nhóm thứ hai, năng lực của Nhà nước khắc phục các khuyết tật của kinh tế thị trường trong phát triển NNL ĐNGV. Nhóm này bao gồm các tiêu chí: mức độ phù hợp của chiến lược phát triển NNL- ĐNGV với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế của đất nước; năng lực tổ chức thực hiện chiến lược...
Nhóm thứ ba, tính phù hợp, hiệu quả, hiệu lực, công bằng và khả thi của các chính sách phát triển ĐNGV. Các chính sách KT-XH là công cụ quan trọng Nhà nước sử dụng để điều tiết các hoạt động KT-XH. Do đó, các chính sách phát triển ĐNGV càng phù hợp điều kiện của đất nước, nhu cầu phát triển thích ứng với hội nhập quốc tế, càng hiệu lực, công bằng và được thực thi càng tốt, vai trò Nhà nước trong sự phát triển ĐNGV càng cao và ngược lại.
Nhóm thứ tư, hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển ĐNGV. Các hoạt động kiểm tra, giám sát vừa có tác dụng đôn đốc, giám sát tổ chức thực hiện chiến lược và các cơ chế chính sách phát triển ĐNGV ; vừa có tác dụng phát hiện những hạn chế, khiếm khuyết để điều chỉnh chiến lược và các chính sách phát triển ĐNGV.
Nhóm thứ năm, kết quả phát triển ĐNGV ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước, sự phát triển KT-XH chính là tiêu chí đo lường tính hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện vai trò Nhà nước đối với phát triển ĐNGV học nâng cao trình độ.