Về hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 96 - 102)

TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY

3.3.1. Về hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển đội ngũ giảng viên triển đội ngũ giảng viên

*Về hoạch định

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đề ra mục tiêu "Xây dựng ĐNGV và cán bộ quản lý GDĐH đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ SV GV của cả hệ thống GDĐH không quá 20. Đến năm 2010 có ít nhất 40% GV đạt trình độ

thạc sĩ và 25% đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020 có ít nhất 60% GV đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ

Quy hoạch Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (được ban hành theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ) đặt ra mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước, trong đó, phấn đấu đến năm 2015, số lượng GV bậc ĐH khoảng 62,1 nghìn người, trong đó số người có trình độ tiến sĩ khoảng 23%; đến năm 2020, số lượng giáo viên, GV bậc ĐH khoảng 75,8 nghìn người, trong đó số giáo viên, GV có trình độ tiến sĩ khoảng 30%.Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 (được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2011) xác định đến năm 2020, nhu cầu GV trong các trường ĐH cả nước khoảng 83.000 người, trong đó GV có trình độ tiến sĩ khoảng 29.000 người (30%).

Trong Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, cao đẳng giai đoạn 2006-2020. Quyết định số 121/2007/QĐ ngày 27/7/2007 của Thù tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới Trường ĐH và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020, mục tiêu về số lượng GV có học vị tiến sĩ cho năm 2020 là trên 75% GVĐH có trình độ tiến sĩ.

Về đội ngũ giảng viện có học vị tiến sĩ, Bộ GD&ĐT đánh giá, tỷ lệ GV có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ của các trường cao đẳng sư phạm còn quá thấp (chiếm khoảng 3,4%). Do việc quy hoạch đội ngũ GVĐHCL Việt Nam chưa được xây dựng một cách hợp lý, trong quá trình thực hiện chưa được điều chỉnh kịp thời, đối chiếu giữa mục tiêu trong các văn bản quy hoạch ĐNGV nêu trên và số liệu thống kê trên thực tế, có thể thấy ngay trong các văn bản QLNN cũng đã có sự chênh lệch về mục tiêu đặt ra đồng thời những mục tiêu này cũng chưa thực sự sát với tình hình thực tế

ứng dụng quy hoạch được xác định ở tầm vĩ mô, chưa gắn với nhu cầu nhân lực của ngành nghề, địa phương cụ thể, chưa gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của khu vực, của địa phương. Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam đưa ra mục tiêu cho năm 2015 là 23% tổng số GVĐH có trình độ tiến sĩ, trong khi Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 xác định mục tiêu cho năm 2020 là 21% tổng số GVĐH có trình độ tiến sĩ.

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ GD&ĐT rà soát Quyết định số 37/2013/QĐ- TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới trường ĐH, cao đẳng giai đoạn 200612020 để xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn đến 2030.Việc cần làm tiếp theo là cần xây dựng quy hoạch riêng về ĐNGV trường ĐH kinh tế công lập tương xứng với quy mô SV, ngành nghề đào tạo, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Đất Nước.

*Công tác quy hoạch, phát triển hệ thống

Do Các trường ĐH kinh tế công lập chủ yếu tập trung ở những đô thị lớn nhưng còn nằm rất rải rác, chưa có những quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng khu vực. Việc khuyến khích nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục ĐH còn nhiều hạn chế. Trong phát triển cơ cấu ngành nghề nhằm phù hợp cơ cấu kinh tế cũng không có. Do đó trong thời kỳ 2005-2010 để phát triển đồng bộ hệ thống các trường công lập trong hệ thống GDĐH- là khó thực hiện.

Quyết định 37/2013/QĐ-TTg quy định tương đối chi tiết và cụ thể về việc điều chỉnh mạng lưới các trường ĐH cao đẳng giai đoạn 2006-2020 nhưng có những điểm chưa cụ thể hoá các loại hình nhà trường, chưa đưa ra tỷ lệ các trường đạt tiêu chí chất lượng tương đương với các trường ĐH trên thế giới bao gồm bao nhiêu phần trăm trường công lập, bao nhiêu phần trăm trường tư thục, công tác Quy hoạch chưa tập trung củng cố, tăng cường các

điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; giữ ổn định quy mô đào tạo và số lượng SV chính quy tuyển mới; giảm quy mô đào tạo và số lượng SV chính quy tuyển mới hàng năm của các trường không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng; tổ chức, sắp xếp lại các trường đã thành lập.

Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ ĐH là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành khối ngành III, khối ngành V,khối ngành VII. Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, nhiều trường vẫn chưa quan tâm đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để đáp ứng quy mô tuyển sinh; đội ngũ GV, đặc biệt là GV cơ hữu chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn; nguồn lực tài chính phân tán; chưa đầu tư dự báo thị trường nên các ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo trong một địa bàn...Nhiều nơi mở ngành đào tạo vẫn dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có, dẫn đến những ngành xã hội cần thì lại thiếu. Đó là những nguyên nhân khiến cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.

* Về đảm bảo tỷ lệ GV so với SV của các trường

Qua thực tiễn khảo sát và kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên gia cho thấy thực trạng quy mô tăng SV của các trường hàng năm tương đối cao. Trong khi đó tỷ lệ ĐNGV đáp ứng quy mô đó còn hạn chế, đa số các trường tỷ lệ SV/ GV thường rất cao (bình quân khoảng từ 40 đến 50 SV/ 1 GV). Căn

cứ vào quy định của Bộ giáo dục và đào tạo để giao chi tiêu tuyển sinh hàng năm cho các trường khối kinh tế không quá 25 SV/ 1 GV. Điều này cho thấy tính hợp lý trong đào tạo, trong vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo của các trường chưa cao.

Trên cơ sở đề án đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ chủ quản của các trường phê duyệt trong từng giai đoạn và hàng năm, lãnh đạo các trường đã xây dựng kế hoạch chi tiết tuyển dụng cho từng đợt trong năm dựa vào nhu cầu cần thiết của các khoa, trên cơ sở bám sát sự tăng trưởng về quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo. Thông thường mỗi năm các trường tuyển dụng 2 đợt nên đã phần nào đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu phát triển của các trường.cần công khai bản quy hoạch cán bộ để các khoa, bộ môn và đội ngũ cán bộ giảng dạy thấu hiểu và đặt ra mục tiêu phấn đấu, cần đảm bảo sự phát triển cả về quy mô và chất lượng đội ngũ để đáp ứng yêu cầu và sự tăng trưởng về quy mô đào tạo của các trường trong những năm tới.

*Quy hoạch ĐNGV ĐHCL

Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:"Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỹ 2011 - 2020 "nhằm đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển đất nước. Trong đó giao cho các bộ. ngành tự xây dựng chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 của các đơn vị trực thuộc.

Việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển các trường ĐH còn không ít những hạn chế, phá vờ quy hoạch, thậm chí đi ngược lại với quy hoạch. Theo Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH. cao đẳng giai đoạn 2006 - 2013 thì đến năm 2020, cả nước sẽ có 460 trường. So với quy hoạch mạng lưới các trường ban hành năm 2007 đã giảm đi hơn 100 trường. Tuy nhiên, trên thực tế việc thành lập trường ĐH đã không tuân theo sự điều chỉnh này. Cho đến tháng 3 năm 2014, cả nước đã có 471 trường,

vượt quy hoạch dự kiến của năm 2020. Quyểt định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020:"Ưu tiên thành lập các cơ sở mới có đủ tiềm lực và điều kiện; hạn chế việc nâng cấp các cơ sở hiện CÓT. Từ năm 2007 - 2013, có 133 trường được thành lập thì có 108/133 (chiếm 81,21%) trường nâng cấp, dẫn đến khó đảm bảo các yêu cầu về số lượng GV ĐH.

Quy hoạch phát triển giáo dục ĐH ở Việt Nam trong những năm qua chưa rỗ nét, đang đối mặt với nhiều thách thức. Nội dung chính sách phát triển giáo dục ĐH chủ yếu xác định ở tầm vĩ mô. chưa gắn với nhu cầu NNL của ngành, nghề cụ thể. Vì vậy, thiếu một khung pháp lý thống nhất và toàn diện để điều tiết việc mở rộng quy mô giáo dục ĐH và phát triển ĐNGV ĐHCL. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển giáo dục ĐH với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt khi chưa xây dựng chiến lược phát triển ĐNGV ĐH dẫn đến tăng số lượng trường ĐH và ngành đào tạo (chủ yếu khối ngành kinh tế) trong khi thiếu ĐNGV ĐHCL cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu. Dẫn đến chưa đào tạo theo nhu cầu bức xúc của xã hội về NNL trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

Trong Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam 2010 - 2020:"Đến năm 2015 số GV bậc ĐH khoảng 6231 nghìn người trong đó số người có trình độ tiến sĩ khoảng 23%; Đến năm 2020, số GV bậc ĐH khoảng 75.8 nghìn người, trong đó số GV có trình độ tiến sĩ khoảng 30%" [57]. Theo thực tế, năm học 2015 - 2016 số GVĐHCL là 69.591 người trong đó trình độ tiến sĩ trở lên là 14,12% (Chiến lược 25% và Quy hoạch 23%). Điều đó chứng tỏ quy hoạch không sát với thực tế, chỉ đạt 61,39% mục tiêu đề ra (dù chỉ là số lượng) hiệu quả của chính sách phát triển ĐNGV ĐHCL chưa cao.

Do việc quy hoạch ĐNGV ĐHCL Việt Nam chưa hợp lý, trong quá trình thực hiện chưa điều chỉnh kịp thời; các văn bản khác có liên quan đến quy hoạch phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục ở mức độ nhất định chưa thực sự phù hợp thực tế, chủ yếu quan tâm giải quyết những vấn đề đang phát sinh, mà chưa có tính đến tầm chiến lược lâu dài của ngành và đất nước, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển ĐNGV ĐHCL nước ta trong tiến trình hội nhập, đào tạo NNT chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w