Bài học kinh nghiệm về cải cách giáo dục đại học gắn với cải cách chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên đại học công lập

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 81 - 82)

cách chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên đại học công lập

Thứ nhất, cần đặc biệt coi trọng việc cải cách và đầu tư cho giáo dục đào tạo nói chung và trong các trường ĐH nói riêng, coi đây là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, là cơ sở để tiếp nhận các tinh hoa, khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào giảng dạy và nghiên cứu nhằm thực sự tạo nên sự chuyển biến ve chất của giáo dục đào tạo hệ ĐH, đáp ứng yêu cầu về NNL cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá và học hỏi của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, trong cải cách GD&ĐT, các nước đều bắt đầu xây dựng chiến lược GD&ĐT trong đó họ rất coi trọng việc nâng cao chất lượng quản lý

ĐNGV trong các trường học và trong các cấp học, đặc biệt coi trọng đào tạo ĐNGV, tập trung nâng cao trình độ chuyên môn và gắn với thực tiễn của các doanh nghiệp, của xã hội nhằm gắn kết chặt chẽ giữa kết quả đào tạo của nhà trường với nhu cầu của xã hội, các nước đều coi trọng nâng cao chất lượng ĐNGV, coi trọng việc ứng dụng những thành tựu về lý thuyết và kỹ thuật vào thực tiễn coi đó là chìa khoá của chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý đào tạo.

Thứ ba, các trường đều coi trọng việc cải tiến chế độ đãi ngộ đối với GV theo hướng linh hoạt, công bằng và trả lương tương xứng với sự cống hiến của GV đối với nhà trường. Do vậy để giữ chân được những GV giỏi và nhờ đó nhiều trường đã tạo nên những bước phát triển nhảy vọt về thành tích trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, đánh giá GV theo hướng đa chiều nên tạo được sự minh bạch, công bằng và tạo động lực cho GV phát triển. Cũng từ đó chính sách thưởng, phạt được rõ ràng như GV vi phạm các điều khoản hợp đồng lao động với nhà trường sẽ bị chấm dứt hợp đồng; chế độ thưởng, phạt linh hoạt và công bằng đó thúc đẩy sự phấn đấu của GV và ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong ĐNGV.

Thứ năm, đầu tư cho các trường chủ yếu do ngân sách trung ương, địa phương và cộng; thêm sự hỗ trợ của các tổ chức, các tập đoàn, doanh nghiệp nên các trường có điều kiện về ngân sách để đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho GV và đãi ngộ GV xứng đáng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng ĐNGV nói riêng và chất lượng đào tạo của các trường nói chung.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w