Tuyển dụng và sử dụng giảng viên đại học công lập theo đúng tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 152 - 154)

- Nhóm văn bản liên quan đến quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH:

4.2.3.1. Tuyển dụng và sử dụng giảng viên đại học công lập theo đúng tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm

đúng tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm

Quản lý nhà nước can đảm bảo việc tuyển dụng và sử dụng GVĐH tại các trường ĐHCL phải theo đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm nhàm đảm bảo công tác tuyển dụng GV tuyển được đúng người, đáp ứng các tiêu chuẩn theo vị trí việc làm, để các GVĐH được được bố trí, phân công công việc theo đúng khả năng chuyên môn và yêu cầu công việc. Đây cũng là cơ sở để đảm bảo việc bố trí sử dụng, đề bạt, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của GV được chính xác, khách quan, hợp lý, tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc, khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực, khắc phục tỉnh trạng bất công bằng trong phân công công việc và đánh giá GV, tạo điều kiện để GV phát huy năng lực, sở trường của bản thân trong công tác giảng dạy và NCKH. Đặc biệt, việc bố trí phân công theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm tạo thuận lợi cho việc xác định rõ kế hoạch đào tạo và phát triển GV, để trang bị cho GV các kỹ năng cần thiết theo yêu cầu vị trí việc làm

Để có thể tuyển dụng và sử dụng GVĐHCL theo đúng tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm, trước hết cần hoàn thiện việc xác định các vị trí việc làm. Một nội dung quan trọng trong vị trí việc làm là tiêu chuẩn năng lực GV cần đáp ứng. Hiện nay, Bộ GD&ĐT vẫn chưa ban hành bộ chuẩn năng lực GVĐH. Xây dựng, hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp GV, là biện pháp quản lý chất lượng giáo dục hiện đại, là cơ sở để GV tự đánh giá phẩm chất, năng lực của bản thân, là thông số cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng; tạo căn cứ, cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng và chế độ,

chính sách đãi ngộ đối với GV. Tại các trường ĐH thì có trường có trường không. Và như vậy, chưa có căn cứ nào để nâng cao năng lực ĐNGV. Bộ GD&ĐT cần đưa ra một khung tối thiểu năng lực ĐNGV, để cắc trường căn cứ vào đó xây dựng cho mình một khung năng lực riêng, thậm chí cho từng khoa, từng ngành. Năng lực GV của tùng ngành, từng bộ môn có thể khác nhau nhưng cần phải căn cứ vào một tiêu chuẩn chung tối thiểu. Khung năng lực của GVĐH cần bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- Phẩm chất chính trị (chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó có đường lối hội nhập giữ vững bản lĩnh vực chính trị);

- Đạo đức nghề nghiệp, lối sống (yêu nghề, giữ gìn uy tín, phẩm chất, danh dự của nhà giáo; tôn trọng kỷ luật);

- Kiến thức, năng lực chuyên môn (kiến thức chuyên ngành sâu rộng và thường xuyên cập nhật, hiểu biết đa văn hoá, hiểu biết thực tiễn và khả năng liên hệ, vận dụng phù hợp vào hoạt động giảng dạy và NCKH, vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp, ngoại ngữ và tin học không ngừng nâng cao);

- Năng lực sư phạm (xây dựng kế hoạch giảng dạy, chương trình môn học; xây dựng môi trường học tập, phương pháp giảng dạy hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ

- Năng lực NCKH (tham gia NCKH trong các đề tài NCKH các cấp, các hội thảo, viết sách);

- Năng lực hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội (tham gia nghiên cứu thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, thực tế cơ sở và biệt phái có thời hạn);

- Năng lực phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân (cổ mục tiêu phát triển nghe nghiệp, tự đánh giá bản thân, tự học tập).

Để đảm bảo có thể tuyển dụng được GVĐHCL theo đúng tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm, Nhà nước cần có chính sách cho phép các trường

đa dạng hoá hình thức tạo nguồn tuyển dụng để có thể tuyển được đúng nhân sự mà các trường đang cần. Do đó, để thu hút được NNL có chất lượng cao, thực sự là tinh hoa trong số NNL tiềm năng, cơ quan làm chính sách nhất thiết phải nghiên cứu vận dụng thích hợp các phương pháp thu hút NNL chất lượng cao của khu vực tư nhân, của các nước trên thế giới và đặc biệt là phải vượt qua các quy định thông thường để mở rộng các kênh thu hút.

Để tuyển chọn được GV có năng lực cần có hình thức tuyển dụng đảm bảo đặc thù của GV trong thực hiện chức năng giảng dạy và NCKH. Đối với khu vực đồng bằng sông Hồng, nơi có nguồn tuyển dụng và khả năng tuyển được người đảm bảo các tiêu chuẩn tiệm cận với yêu cầu của khu vực và thế giới cao hơn các khu vực khác trong cả nước, trong tuyển GV, Nhà nước cần có quy định riêng đối với khu vực đồng bằng sông Hồng, theo đó nâng cao hơn một bậc so với yêu cầu chung về tiêu chuẩn, trình độ đối với GVĐH. Ngoài ra, cần mở rộng cơ chế tuyển dụng bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, về tiêu chuẩn tuyển dụng GV GV được tuyển cần được xác định trình độ, năng lực thông qua quá trình đào tạo và sản phẩm NCKH. Nhiều trường hợp ứng viên có văn bằng phù hợp với tiêu chuẩn nhưng quá trình nghiên cứu sau khi có văn bằng đào tạo không tương thích dẫn tới sau tuyển dụng ứng viên mới bắt đầu "tập sự" về NCKH, trường ĐH không sử dụng được ngay mà còn mất công đào tạo, bồi dưỡng trong khi không phải trường hợp nào cũng có tố chất về nghiên cứu phục vụ đào tạo ĐH và sau ĐH

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 152 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w