đại học kinh tế công lập ở Việt Nam
* Khái niệm ĐNGV
Theo UNESCO GV bao gồm tất cả những người làm việc ở trường ĐH hoặc các chương trình đào tạo ĐH thực hiện công việc giảng dạy, thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp dịch vụ đào tạo cho SV hoặc cho cộng đồng nói chung.
Theo điều 54 Luật GDĐH năm 2012 quy định về tiêu chuẩn lựa chọn GV trong cơ sở GDĐH, GV trong cơ sở GDĐH phải là người có nhân thân rõ ràng, có phẩm chất, có đạo đức tốt, có sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp,...trình độ chuẩn của chức danh GV, GVĐH phải là Thạc sĩ trở lên. Điều 24 của Điều lệ Trường ĐH 2010 quy định: GV phải có phẩm chất đạo đức tư tưởng tốt có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có bằng thạc sĩ trở lên đối với GV dạy môn lý thuyết của chương trình GDĐH, có bằng TS đối với GV dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo ThS và TS, có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc, đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp và lý lịch bản thân rõ ràng.
* Đội ngũ GV ĐH
Theo nghĩa hẹp ĐNGV ĐHCL là tập thể bao gồm các thầy giáo, cô giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, NCKH và quản lý giáo dục tại các trường ĐHCL trên phạm vi toàn quốc, hưởng lương và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước..
- ĐNGV ĐHCL: Những người làm nghề học thuật (academic profession), là viên chức làm nghề dạy học từ bậc cao đẳng, ĐH trở lên, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung nhiệm vụ, thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó. Họ làm việc có kế hoạch, gắp bó với nhau thông qua môi trường giáo dục, qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ của pháp luật và thể chế xã hội
Vậy ĐNGV ĐHCL ở Việt Nam bao gồm những người đủ tiêu chuẩn GV, không phân biệt quốc tịch, được ký hợp đồng dạy học từ bậc ĐH trở lên, tổ chức thành một đội ngũ, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, NCKH, quản lý… theo kế hoạch. Họ làm việc, gắn bó với nhau thông qua môi trường giáo dục, quyền lợi về vật chất, tinh thần trong khuôn khổ chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ ĐNGV kinh tế trong các trường ĐHCL: là tập hợp những người làm nhà giáo, nhà khoa học giảng dạy kinh tế được tổ chức thành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mực tiêu đào tạo đã đề ra ở các trường ĐH và cao đẳng. Họ làm việc theo kế hoạch chung và có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua các lợi ích về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật và thể chế xã hội.
*Vai trò của GV và đội ngũ giáo viên trong trường ĐHCL
Các trường ĐH tại các quốc gia phát triển, GVĐH thực hiện 3 chức năng chính: nhà giáo, nhà khoa học, nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng, ở Việt Nam, GVĐH là người thực hiện hoạt động giảng dạy, NCKH và hướng dẫn SV NCKH; tham gia vào quản lí khoa và các hoạt động của các tổ chức trong nhà trường... và đảm nhận các vai trò cụ thể sau:
Giảng viên - nhà giáo: Đây là vai trò quan trọng nhất của người GV. Không chỉ năm vững các kiến thức chuyên ngành, kiến thức về chương trình đào tạo, kiến thức và kỹ năng về dạy học để truyền đạt cho SV các kiến thức chuyên ngành, GV còn phải là một nhà giáo dục, giúp SV định hướng tương lai, trang bị cho bản thân kỹ năng sông; đào tạo ra một lớp SV "vừa hồng vừa chuyên", đáp ứng nhu cầu xã hội.
Giảng viên - nhà khoa học: Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, GV nghiên cứu và ứng dụng các kết quả NCKH vào thực tiễn đời sống và công bố kết quả nghiên cứu cho cộng đồng; áp dụng các nghiên cứu vào nâng cao chất lượng giảng dạy; sử dụng kết quả nghiên cứu để hướng dẫn SV NCKH, hướng dẫn học viên sau ĐH...
Giảng viên - nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội: Với vai trò này, GV tham gia công tác quản lí, công việc hành chính của nhà trường, tham gia vào các tổ chức xã hội, làm cố vấn cho SV, tham gia phản biện các đề tài, dự án, các đề án... trong vai trò là một chuyên gia hay một nhà phản biện khoa học. GV đóng vai trò là cầu nối giữa khoa học và xã hội, đưa khoa học đến với đời sống. Để đáp ứng yêu cầu, GV phải:có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, luôn thực hiện những điều GV không được làm theo Luật Giáo dục 2012 quy định. Gv còn phải có kiến thức về hội nhập quốc tế và theo kịp các đồng nghiệp quốc tế, GVĐH phải là có trình độ ngoại ngữ và tin học tốt
- Về năng lực giảng dạy: GVĐH phải là những người được đào tạo bài bản về phương pháp: có năng lực thiết kế bài giảng, lập kế hoạch sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và phù hợp với xu hướng hiện đại
- Về nghiên cứu khoa học: GV biết lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin, viết báo cáo, bài báo khoa học công bố kết quả nghiên cứu tại các hội thảo, hội nghị khoa học, trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước.
- Về năng lực quản lí và phục vụ cộng đồng: Tìm cơ hội phổ biến kiến thức, khoa học công nghệ cho cộng đồng, đưa kết quả nghiên cứu của bản thân vào cuộc sống.
- ĐNGV ĐHCL vừa là NNL chất lượng cao vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp đào tạo NNL cho đất nước. Gary Becker, giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1992, đã khẳng định: "không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn lực con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục". Hiệu quả đầu tư phát triển con người luôn cao hơn hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực khác, tiết kiệm được việc sử dụng và khai thác các nguồn lực khác, và có độ lan toả đồng đều hơn so với các hình thức đầu tư khác. Trí tuệ con người càng khai thác càng năng động và hiệu quả, đủ sức vươn lên một tầm cao mới, không cạn kiệt như các nguồn tài nguyên khác.
- Nền kinh tế thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra sâu rộng, nhanh chóng. Trong đó, yếu tố quyết định, vừa là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế vững chính là NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, thì ưu thế cạnh tranh luôn nghiêng về các quốc gia, các đơn vị, trường học,... có NNL chất lượng cao.
- Giáo dục đào tạo đặc biệt là giáo dục ĐH được xếp vào: "hệ thống sản xuất đặc biệt" bởi: ĐNGV ĐHCL là "lực lượng sản xuất đặc biệt tạo ra NNL là NNL", hiệu quả đóng góp từ cá nhân, những người có học vấn cao thì sẽ cống hiến cho nền kinh tế - xã hội càng lớn. Phát triển giáo dục ĐH hiện nay không chỉ về quy mô và số lượng mà thực chất vấn đề về nâng cao chất lượng công tác đào tạo. NCKH, suy cho cùng là phát triển ĐNGV ĐH đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với vốn, sức lao động tri thức sẽ trở thành nhân tố quan trọng nhất, việc sản xuất ra tri thức (sáng tạo cái mới) sẽ trở thành hoạt động trọng yếu của nhân loại. "Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không
phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người". phát triển ĐNGV các trường ĐHCL để đào tạo NNL có chất lượng cao, để hàm lượng trí tuệ kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng, trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện công phu có hệ thống. Vì vậy giáo dục hiện nay không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản xuất xã hội.
- ĐNGV ĐH ngoài công lập làm việc theo mục tiêu của trường ĐHCL, trên cơ sở cơ chế thị trường cung - cầu - lợi nhuận... nên chỉ đào tạo những ngành học hấp dẫn, kinh phí cao, thu hồi vốn nhanh, mà không đào tạo những ngành nghề ít người học, hoặc phục vụ cho giá trị truyền thống của dân tộc, cho sự phát triển của đất nước... Chính vì vậy trường ĐHCL với ĐNGV là chủ thể định hướng, kiến tạo phát triển của xã hội,giữ gìn bản sắc văn hoá, đóng vai trò quan trọng trong an sinh, công bằng và phản biện xã hội. ĐNGV là chủ thể quyết định sự phát triển. Chất lượng đào tạo, NCKH của mỗi trường ĐH và sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước, tạo nên sự thành công của mỗi quốc gia.
*Đặc điểm ĐNGV ĐHCL
So với thế giới, các trường ĐHCL nước ta có những nét đặc trưng cơ bản như sau:
Một là, qui mô nhỏ, chưa có tính cạnh tranh, phẩm chất thuộc loại trung bình và thấp nhưng lại phân hoá lớn về chất lượng. Nó giữ vai trò chủ đạo trong đào tạo NNL trình độ cao cho đất nước (trước đây, chỉ đào tạo cho cơ quan và thành phần kinh tế nhà nước, hiện nay đào tạo theo nhu cầu xã hội và cho mọi thành phần kinh tế). Các chương trình đào tạo chủ yếu phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao năng lực, kiến thức cho người Việt Nam, số lượng SV quốc tế theo học rất ít (chưa tới 1% [81]).
Hai là, đào tạo theo hệ thống, vai trò quản lý của nhà nước rất đậm nét. Thời gian học từ 4- 6năm (một, hai năm đầu học kiến thức cơ sở; những năm sau học chuyên ngành; gần đây mới chuyển sang chế độ học tín chỉ); được tổ chức dạy và học theo khung chương trình chung do Bộ GD&ĐT qui định (trừ một số chương trình của hai ĐHQG). Các học vị, văn bằng cấp mang tính quốc gia được nhà nướcbảo lãnh về giá trị. Việc tuyển sinh phải trải qua kỳ thi tuyển chung của quốc gia và có kết quả đạt chuẩn đầu vào của từng trường và Bộ GD&ĐT qui định.
Ba là, nguồn tài chính hoạt động chủ yếu từ ngân sách cấp (chi thường xuyên, không thường xuyên) và nguồn thu học phí (theo khung qui định và thấp hơn trường tư thục).
Với những đặc điểm ở trên cho thấy mọi hoạt động của các trường ĐHCL gần giống như những DN, tổ chức cung cấp dịch vụ công với mục tiêu phi lợi nhuận, nó chỉ khác sản phẩm, dịch vụ là tạo ra tri thức, có tác động rất lớn tới các vấn đề chính trị, XH, thúc đẩy sự phát triển KHCN của quốc gia.
Nhân tố quan trọng nhất của một nhà trường là yếu tố con người, bởi vì mọi danh tiếng, uy tín của nhà trường được tạo ra, phụ thuộc rất lớn vào chất lượng ĐNGV (như năng lực; học hàm, học vị; uy tín khoa học); chất lượng SV (được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng phù hợp với chương trình đào tạo...). Các khoản chi cho trường ĐHCL là những khoản chi đầu tư dài hạn, chi đầu tư phát triển. Do vậy, muốn có hệ thống GDĐH có chất lượng phải đầu tư về tài chính cho các trường ĐHCL.
ĐNGV trường ĐHCL có những đặc điểm chung ngoài ra ĐNGV kinh tế có những đặc điểm riêng:
- ĐNGV ĐH kinh tế công lập vừa là NNL chất lượng cao vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp đào tạo NNL cho Quốc gia. Đặc biệt GV kinh tế họ là những người vừa làm công tác giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học, vừa là
những chuyên gia tư vấn về kinh tế cho doanh nghiệp trong nước, chuyên gia về hoạch định chính sách kinh tế cho Đảng và Chính phủ.
- ĐNGV các trường ĐH kinh tế công lập góp phần trực tiếp đào tạo các cán bộ quản lý kinh doanh nói chung và các chủ doanh nghiệp nói riêng, họ là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Các chủ doanh nghiệp họ là nhưng người tiếp xúc nhanh với thị trường bên ngoài với trình độ khoa học công nghệ đặc trưng cho thế hệ tương lai.
* Phát triển đội ngũ GV các trường ĐH Kinh tế Công lập
- Đổi mới giáo dục và đào tạo đặt ra yêu cầu phát triển ĐNGV kinh tế trong nền kinh tế chuyển đổi. Ngay từ khi đặt vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, nhận thấy những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động đối với NNL và ĐNGV là nhân lực trọng điểm trong đào tạo ra nguồn lao động cho các ngành trọng điểm, vùng kinh tế của đất nước. Quốc tế hoá thị trường lao động đã buộc chúng ta phải chú trọng nâng cao chất lượng, phải đổi mới ĐNGV giảng dạy của mình để có khả năng vươn lên đảm nhiệm tốt nhiệm vụ như một yêu cầu khách quan.
- Thích ứng với sự chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, từ cách quản lý bằng kế hoạch, mệnh lệnh hành chính sang giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, những yếu tố qui định đến sự phát triển bền vững là vấn đề chất lượng, mà trước hết là chất lượng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo với tư cách là động lực trực tiếp,nội tại. Một mặt phải đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi hết sức to lớn cả về số lượng và chất lượng người học của xã hội, một mặt phải bảo toàn và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy của mình trước những tác động của thị trường. Đặc biệt sự gia tăng về qui mô mà xã hội đòi hỏi các trường ĐH kinh tế phải đáp ứng.
- Phát triển và cung cấp tri thức gắn liền với thực tiễn xã hội, thực tiễn sản xuất, thực nghiệm khoa học.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vai trò này phản ánh mối liên kết chặt chẽ có tính quy luật giữa tri thức giáo dục ĐH
với hoạt động sản xuất vật chất. Vai trò đó không chỉ dừng lại ở mục tiêu của mỗi nhà trường, mà còn là tiêu chí đánh giá năng lực của mỗi GV ĐH trong hoạt động giảng dạy
Để có được đội ngũ các nhà kinh doanh tương xứng với sự phát triển của đất nước, vấn đề là tất yếu phải có ĐNGV dạy kinh tế của các trường ĐH kinh tế ngang tầm với nhiệm vụ, và đáp ứng được với nhu cầu xã hội cùng hội nhập quốc tế mà đây là vấn đề đặt ra để giải quyết.
- Phát triển ĐNGV là tạo ra lực lượng nòng cốt, "đầu tàu" của nhân tố chủ yếu quyết định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội.
Vai trò của việc phát triển ĐNGV: thứ nhất, tạo ra NNL chất lượng cao trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; thứ hai, đóng góp quan trọng trong công tác giáo dục tuyên truyền, định hướng và triển khai thực hiện bảo đảm phát huy tính dân chủ, thực hiện đầy đủ chính sách xã hội theo hướng tiến bộ và công bằng.