Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 168 - 172)

- Thanh tra việc quản lý quá trình giảng dạy và NCKH của các khoa/ bộ môn Thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà trường về quản lý th

4.3.2.2. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Theo ý kiến đề nghị của khá nhiều trong phiếu khảo sát và từ thực tiễn của các trường, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hơn nữa đến

việc động viên, đánh gĩá công lao của những CBQL và GV có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đào tạo của trường và của Ngành thông qua việc xét phong tặng các danh hiệu thi đua, danh hiệu nhà giáo.

- Bộ GD &ĐT cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những quy định về chế độ làm việc của, chế độ thanh toán vượt giờ để tạo điều kiện cho nhà trường trong việc tổ chức thực hiện, đảm bảo sự công bằng và khuyến khích đội ngũ trong các trường.

- Đề nghị các bộ chủ quản cho phép các trường chủ động trong việc tuyển thẳng những cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ để bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy một cách nhanh chóng thiết thực và tiết kiệm nhất so với cách thức cử đi đào tạo trên ĐH.

KẾT LUẬN

Mục tiêu chúng của GDĐH của nước ta là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Để thực hiện mục tiêu cần xây dựng được đội ngũ GVĐH có chất lượng không chỉ phụ thuộc vào bản thân đội ngũ mà phải xuất phát từ những vấn đề liên quan đến QLNN đối với đội ngũ giảng viên, gắn với thu hút, sử dụng và phát triển nhằm tạo động lực cho đội ngũ giảng viên giỏi yên tâm cống hiến và tâm huyết với nghề nghiệp. Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, cần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên là khâu then chốt.

Để có cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối với vấn đề này, luận án đã đi vào làm rõ các khái niệm then chốt về GDĐH, các loại hình trường đại học, GVĐH công lập, phát triển đội ngũ GVĐH công lập, QLNN về phát triển đội ngũ GVĐH công lập và các nội dung của QLNN đối với phát triển đội ngũ GVĐH công lập, sự cần thiết của QLNN về phát triển đội ngũ GVĐH công lập và các yếu tố tác động đến QLNN về phát triển đội ngũ GVĐH công lập. Từ đó, luận án đã đi sâu vào mô tả, diễn giải và đánh giá quy mô, cơ cấu và chất lượng đội ngũ GVĐH công lập các trường ĐH kinh tế. Tuy nhiên, QLNN đối với phát triển đội ngũ GVĐH tại các trường ĐH kinh tế vẫn còn những bất cập, hạn chế, đồng thời luận án cũng đã rút ra một số nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế này.

Từ các phân tích, đánh giá, nhận định đó, trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục và GDĐH, định hướng của ngành giáo dục về phát triển đội ngũ GVĐH và quan điểm của tác giả luận án, để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong QLNN về

phát triển đội ngũ GVĐH công lập trong các trường ĐH kinh tế, tác giả luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện QLNN về phát triển đội ngũ GVĐH công lập các trường ĐH kinh tế góp phần hình thành và phát triển đội ngũ GVĐH có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Đồng thời, luận án đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan QLNN liên quan và các trường ĐH như là các điều kiện cần thiết để các giải pháp nói trên có thể triển khai được trong thực tiễn cải cách GDĐH ở nước ta hiện nay. Luận án được thực hiện với phạm vi phân tích, đánh giá khá rộng, khó tránh khỏi những hạn chế. Do đó, một số nội dung trong luận án nếu chưa được luận giải đầy đủ sẽ được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 168 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w