Bộ GD&ĐT đánh giá, tỷ lệ GV có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp. Chất lượng đội ngũ GV vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều cán bộ GV không có đề tài nghiên cứu, chưa
có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế
Về công tác NCKH của ĐNGV ĐHCL:Theo Bộ GD&ĐT thống kê: Hiện cả nước có 91.183 cán bộ tham gia giảng dạy, nhưng rất ít GV tham gia nghiên cứu.
Trình độ ngoại ngữ, tin học của ĐNGV ĐHCL còn thấp. Các trường mở ngành đào tạo theo chương trình tiên tiến, ĐNGV dạy bằng tiếng Anh chưa nhiều, chỉ tập trung ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Năng lực giảng dạy, NCKH của một bộ phận ĐNGV còn thấp. Phương pháp dạy học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá của ĐNGV chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết sách vở chưa phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các đối tượng người học; đào tạo chưa gắn chặt với sử dụng, với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống rèn luyện các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, thông dụng công nghệ thông tin, nâng cao trình độ ngoại ngữ và hoạt động xã hội) phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của SV.
Nguồn:Thống kê Bộ GD&ĐT ĐH và tính toán của tác giả
Chất lượng sản phẩm của ĐNGV ĐHCL là SV tốt nghiệp ra trường có việc làm và làm được việc. Tuy nhiên. Bộ Lao động - Thương binh và Xă hội cho biết, số lao động trình độ ĐH trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong thời gian qua tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm; số lao động trình độ ĐH trở lên thất nghiệp năm 2014 so với 2010 tăng 103%. Quý III năm 2016 khoảng 225.000 kỹ sư, cử nhân ĐH trở lên không có việc làm... Số lượng cán bộ GV có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư và học vị từ thạc sĩ trở lên tại các trường tự chủ tăng lên đáng kể, số lượng cử nhân giảm xuống so với giai đoạn trước tự chủ. Bên cạnh đó, kể từ khi tự chủ, thu nhập của cán bộ, GV và người lao động tại các trường có xu hướng tăng lên.
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động bắt buộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với GV ĐH. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này còn không ít bất cập, hạn chế. (cô Nguyễn Thị Hương Lan (Trường ĐH Đại Nam) đã chỉ ra cụ thể 8 bất cập trong hoạt động nghiên cứu khoa học của GV hiện nay.
- Chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH
GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH hoặc do áp lực về thu nhập nên thường lựa chọn giảng dạy thay vì NCKH.
Thêm vào đó, NCKH rõ ràng là công việc nhọc nhằn, tốn nhiều thời gian và công sức so với việc lên lớp, trong khi thu nhập lại ít ỏi.
Nói một cách thẳng thắn hơn, đối với GV, việc giảng dạy có khả năng tạo thu nhập nhanh và nhiều hơn so với NCKH. Tình trạng GV vượt giờ giảng định mức 100 - 200% khá nhiều, trong khi số GV đủ định mức giờ NCKH lại ít.
- Thiếu nền tảng quan trọng để thực hiện nghiên cứu
Nhiều GV ĐH còn thiếu nền tảng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ NCKH. Trong đó phải kể đến việc chưa được trang bị kiến thức nền tảng về môn phương pháp nghiên cứu khoa học ở bậc ĐH và thạc sĩ, do nhiều trường chưa đưa môn học này thành môn bắt buộc.
Bên cạnh đó, các công trình NCKH ngày nay phần lớn phải có những số liệu sơ cấp, được thực hiện trên cơ sở điều tra xã hội và chuyên sâu.
Trong khi nhiều GV còn chưa đủ trình độ thiết kế các bảng hỏi và công cụ chạy mô hình, xử lý kết quả điều tra... Do vậy, nhiều GV, đặc biệt là GV trẻ còn lúng túng, e ngại, thiếu tự tin để thực hiện các công trình NCKH.
-Chất lượng cán bộ NCKH chưa đồng đều
Thực tế là chất lượng đội ngũ cán bộ NCKH chưa đồng đều, thiếu chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực và chưa đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm cỡ cấp Bộ, cấp Nhà nước và quốc tế.
Đối với Trường ĐH Đại Nam và các trường tư thục, do phải chăm lo nhiều việc trong giai đoạn đầu thành lập nên chưa thể đủ điều kiện đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ NCKH.
- Chưa có chế tài với GV không có công trình NCKH
Hiện chưa có một chế tài nào đối với những GV không có công trình NCKH. Nhiều GV không có công trình nghiên cứu nào trong thời gian dài nhưng vẫn được giảng dạy.
- Hạn chế ngoại ngữ
Một bộ phận GV trong quá trình NCKH, do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên khi tham khảo tài liệu làm đề tài còn quá lệ thuộc và Internet và các tài liệu được biên soạn hoặc biên dịch lại...
Vì vậy, tính thiết thực của tài liệu sử dụng giảm đi rất nhiều và nội dung của các công trình nghiên cứu còn chưa phong phú.
- Đề tài bỏ ngỏ nhiều vấn đề thiết thực
Các đề tài GV lựa chọn mang tính chất khái quát, tổng quan nhiều, chưa sâu, chưa đi vào những vấn đề cụ thể, bỏ ngỏ nhiều vấn đề thiết thực.
Nhiều đề tài được nghiên cứu dựa trên mô hình đã được nghiên cứu từ trước, hoặc chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân GV, hoặc nhu cầu môn học, ngành học.
Các sản phẩm nghiên cứu ít tính ứng dụng hoặc có thể đưa ra thị trường nghiên cứu và chuyển giao.
- Khó khăn về kinh phí nghiên cứu
Nguồn kinh phí của các trường chủ yếu được dành cho các hoạt động giảng dạy và học tập; tỷ trọng kinh phí dành cho những đề tài NCKH của GV không nhiều.
Thêm vào đó, do chất lượng nghiên cứu chưa tốt, chưa thiết thực nên không được các nhà đầu tư hoặc các cấp lãnh đạo chú trọng ưu tiên.
Đây cũng là điểm bất cập, gây khó khăn cho công tác phát triển NCKH trong GV.
-Chưa có định hướng NCKH hàng năm
Hầu hết các trường hiện nay đều có Hội đồng khoa học. Nhưng Hội đồng này thường dừng lại ở việc tổ chức nghiệm thu, đánh giá, chứ chưa đưa ra được những định hướng NCKH hàng năm cho GV, cán bộ công nhân viên.
Bên cạnh đó là chính sách khuyến khích NCKH còn thiếu tính đồng bộ và chưa tạo được động lực NCKH trong GV, cán bộ, công nhân viên.