Phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 43)

Phát triển là một quá trình thay đổi của sự vật hiện tượng. Phát triển ĐNGV là một quá trình lớn lên, tăng lên, mở rộng ra về mọi mặt của ĐNGV trong hệ thống các trường ĐHCL của một quốc gia. Bao gồm tăng trưởng về quy mô, hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế và tăng tiến về tiến bộ và năng lực, để ĐNGV ĐHCL nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, NCKH và hoạt động dịch vụ.

Phát triển ĐNGV ĐHCL là mục tiêu hướng tới của tất cả các trường ĐH, của cả hệ thống giáo dục, là mong ước của mỗi quốc gia và người dân. Tuy nhiên, cơ quan điều phối các trường ĐH dựa theo đặc thù kinh tế,chính trị, xã hội, văn hoá, địa lý, chiến lược phát triển nhân lực, tiềm năng thế mạnh của đất nước…để hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với từng giai đoạn của đất nước, với xu hướng phát triển trên thế giới.

Nội dung phát triển ĐNGV ĐHCL gồm 3 vấn đề chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu. Do vậy, các cơ quan QLNN, các trường ĐHCL cần tập trung vào việc đảm bảo cho ĐNGV đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có chất lượng cao (trình độ chuyên môn giỏi; kỹ năng giảng dạy tốt; thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt) để đủ khả năng thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch đào tạo, NCKH và hoạt động dịch vụ theo nhu cầu xã hội.

- Phát triển về số lượng

Phát triển về số lượng ĐNGV đủ về sĩ số GV đạt chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, quy mô, ngành nghề đào tạo… của cơ quan QLNN. Để thực hiện được điều này, cần phải làm tốt các nhiệm vụ sau: (1) Dự báo NNL đủ tiêu chuẩn sử dụng. Tuyển dụng bổ sung khi có nhu cầu vị trí việc làm (ký hợp đồng làm việc có thời hạn) đối với những người có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, các kỹ năng cần thiết; (2) Tự cơ sở DGĐH tự đào tạo, bồi dưỡng hoặc gửi SV giỏi, xuất sắc, trợ giảng đi đào tạo tại các trường ĐHCL có uy tín; (3) Bổ sung nhân sự kịp thời khi ĐNGV của trường có biến động về số lượng hoặc tăng quy mô, ngành nghề đào tạo; (4) Bộ GD&ĐT làm đầu mối thành lập "Ngân hàng GV quốc gia" thống nhất điều phối việc quản lý, sử dụng ĐNGV cho hệ thống các trường ĐH trên phạm vi cả nước.

Sự phát triển về số lượng GV dựa trên hai nhóm yếu tố: bên trong, bao gồm nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tang số lượng và chất lượng GV; các yếu tố bên ngoài của trường ĐH như sự gia tăng về quy mô đào tạo hay thu hút nguồn GV từ bên ngoài. Tuỳ theo quy mô đào tạo, nhu cầu, chất lượng ĐNGV mà các trường ĐH có thể tuyển dụng, ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng, luân chuyển GV tại "Ngân hàng GV quốc gia".

Theo tác giả: Trong giai đoạn hiện nay, các trường ĐHCL nên tinh giản biên chế, xây dựng bộ khung quản lý sau đó ký các hợp đồng lao động có thời hạn đối với ĐNGV theo tiêu chuẩn, điều kiện của ngành, nghề đào tạo và nhu

cầu người học; đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh, đánh giá, phân loại,luôn làm mới ĐNGV, tạo động lực cho sự phát triển.

- Phát triển về chất lượng

Phát triển về chất lượng ĐNGV là những tác động của nhà quản lý nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp của ĐNGV để đáp ứng yêu cầu chức danh GV. Nói cách khác, đó chính là nâng cao những năng lực, phẩm chất cần thiết để ĐNGV thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Để phát triển chất lượng ĐNGV, cần tiến hành: (1) Đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên hoặc định kỳ cho ĐNGV ĐHCL, đủ về trình độ năng lực chuyên môn: Chuẩn hoá về số lượng, tỷ lệ tiến sĩ, thạc sĩ… chuẩn hoá về trình độ, năng lực tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm…: (2) sử dụng đúng người, đúng việc; trả công theo khối lượng công việc hoàn thành; (3) Thúc đẩy cạnh tranh để phát triển. Thực hiện thu hút ký hợp đồng với ĐNGV(trong và ngoài nước) đạt chuẩn chất lượng tham gia giảng dạy, đồng thời luôn đánh giá, sàng lọc đưa ra khỏi ĐNGV những người không có đủnăng lực trình độ, phẩm chất, hoặc chỉ ra những tiêu chí chưa đạt để thúc đẩy GV tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc; (4) Chế độ đãi ngộ, tôn vinh hợp lý, trả công xứng đáng với ĐNGV làm việc hiệu quả, chất lượng, đặc biệt trả công xứng đáng cho GV có trình độ tiến sĩ trở lên.

Đánh giá chất lượng ĐNGV ĐHCL trên ba tiêu chí cơ bản:(1) Chất lượng hoạt động đào tạo; (2) Chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH; (3) Chất lượng hoạt động quản lý và phục vụ xã hội.

Suy cho cùng đó chính là đánh giá kết quả "sản phẩm đặc biệt" đóng góp cho nền kinh tế, xã hội: số lượng, chất lượng đào tạo NNL- người học, đáp ứng nhu cầu xã hội, có việc làm và làm được việc; số và chất lượng các công trình, các bài báo, công trình nghiên cứu phục vụ thực tiễn của đời sống; đóng góp các ý tưởng, định hướng sự phát triển của xã hội và hiệu quả của các hoạt động khác.

Chất lượng ĐNCB là không bất biến, cả về bề rộng của nội tâm. Biểu đồ nâng cao năng lực nghề giáo phải như đường xoáy" trôn ốc: theo chiều đi lên, không có điểm dừng.Khi có được học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư chưa thể được xem là điều kiện đủ, là cái đích của ĐNGV. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH hiện nay, việc hoàn thiện năng lực, trình độ ĐNGV đòi hỏi phải tìm kiếm phương sách mời: Thường xuyên, vừa dạy vừa học, vừa đào tạo, vừa tự đào tạo để luôn đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, thích ứng vớ môi trường làm việc luôn biến động không ngừng.

- Phát triển về cơ cấu

Phát triển về cơ cấu ĐNGV là làm cho cơ cấu đó ngày càng trở nên năng động, hoàn thiện, phù hợp và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ luôn biến động. Cơ cấu ĐNGV bao gồm tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng (chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...); tỷ lệ về ngành nghề đào tạo; tỷ lệ giới tính; tỷ lệ theo độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tỷ lệ GV/ SV theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Phát triển về cơ cấu ĐNGV cần bám sát mục tiêu chiến lược phát triển của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Trong xu thế phát triển GDĐH trên thế giới hiện nay, phát triển ĐNGV là quá trình xây dựng đội ngũ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Quá trình làm cho thích ứng với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội, có khả năng sáng tạo để thực hiện tốt, mục tiêu nhiệm vụ được giao; tạo ra sự gắn kết giữa chuẩn nghề nghiệp, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng với việc sử dụng, chế độ đãi ngộ, tôn vinh hợp lý; đồng thời tạo môi trường làm việc dân chủ, thuận lợi và đánh giá ĐNGV một cách khoa học, công tâm. Quá trình phát triển ĐNGV là một quá trình liên tục nhằm thay đổi thực trạng hiện tại của đội ngũ này để ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt.

Phát triển ĐNGV là một quá trình kép, bao gồm sự tích cực tự vận động, phát triển của GV và sự thúc đầy của môi trường (sự vận động phát

triển của xã hội, nhà trường, đồng nghiệp) đối với GV, trong đó có dự tích cực tự vận động phát triển của cá nhân GV giữ vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w