đội ngũ giảng viên đại học công lập
Quy hoạch có thể hiểu là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tượng quy hoạch vào một không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra. Tại Việt Nam, trong lĩnh vực GDĐH,nói đến quy hoạch người ta nói đến phát triển nhân lực ngành giáo dục, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục.
Quy hoạch phát triển ĐNGV ĐH kinh tế công lập là việc xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực của ĐNGV kinh tế công lập, góp phần đảm bảo chất lượng để tiến hành công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện nền GDĐH, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của khu vực,, ngành theo từng giai đoạn .
Lập kế hoạch phát triển ĐNGV là cơ sở cho các hoạt động nâng cao chất lượng ĐNGV và hoàn thiện cơ cấu ĐNGV. Đây là một quá trình dự báo, nghiên cứu, xác định nhu cầu ĐNGV của các trường ĐH kinh tế công lập. Từ đó, rút ra các chính sách, chương trình hành động cho tương lai đảm bảo NNL cho nhà trường. Đảm bảo phẩm chất, năng lực phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, NCKH, cung ứng dịch vụ giáo dục công, nhằm thực hiện mục tiêu của trường, của ngành lĩnh vực đề ra, sử dụng hiệu quả NNL và lường trước các tác động kinh tế xã hội
Kế hoạch hoá ĐN Gv cần có tầm nhìn chiến lược, xuất phát từ nhu cầu xã hội, căn cứ vào thực trạng của phải gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch phát triển của ĐNGV của các trường gắn kết với các quy hoạch phát triển kinh tế,xã hội đồng thời gắn kết với các quy hoạch phát triển trong lĩnh vực GDĐH như quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, chiến lược phát triển giáo dục và đề án đổi mới GDĐH
Hoạch định chiến lược phát triển ĐNGV liên quan đến xây dựng các định hướng lớn mang tính then chốt cho tổng thể hệ thống. Căn cứ vào đó, các kế hoạch phát triển khai thác cụ thể được xây dựng. Các chiến lược, quy hoạch thường do các chủ thể có thẩm quyền của ngành, lĩnh vực xây dựng và ban hành.
Lập kế hoạch phát triển ĐNGV ĐHCL gồm:
+ Đánh giá thực trạng ĐNGV ĐHCL về quy mô, cơ cấu và chất lượng .Phân tích dự đoán, dự báo nhu cầu đối với ĐNGV
+ Từ mục tiêu, nhiệm vụ của trường, hệ thống trường, của khu vực, của ngành, xác định nhu cầu nhân lực trong kỳ kế hoạch, lập kế hoạch phát triển ĐNGV bao gồm: Kế hoạch giảm biên chế do chế độ; kế hoạch luân chuyển; kế hoạch đề nghị thuyên chuyển, kế hoạch đề nghị tuyển dụng, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng, kế hoạch thu hút GV tài năng.
* Về quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV các trường ĐH kinh tế công lập
Quy hoạch ĐNGV, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ này là nội dung quan trọng nhất nhằm đảm bảo quy mô của đội ngũ, đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn định của đội ngũ nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Từ thực tế của các trường ĐHCL kinh tế cho thấy quy mô đào tạo SV ngày càng có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó quy mô của ĐNGV không phát triển tương thích nên tình trạng phổ biến là dạy nhiều giờ, ít có thời gian tìm hiểu và tiếp xúc với thực tiễn. Do vậy GV vẫn chủ yếu là lên lớp, thậm chí vượt giờ chuẩn khá nhiều mà ít có cơ hội để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức thực tiễn ngành nghề. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các trường, ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV. Do vậy vấn đề quy hoạch đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về quy mô, cơ cấu hợp lý giữa ĐNGV trẻ và GV lâu năm, giữa các trình độ Tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân và đặt ra kế hoạch mục tiêu phát triển đội ngũ trong ngắn hạn và dài hạn là yêu cầu
cấp thiết đối với các trường. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo, căn cứ chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể, căn cứ vào quy mô đào tạo, lãnh đạo cấp cao của các trường tiến hành quy hoạch đội ngũ GV nhằm đảm bảo nhu cầu NNL của nhà trường nói chung,nhu cầu của từng đơn vị cụ thể nói riêng và xây dựng các giải pháp để thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được xây dựng.
Quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy còn bao hàm nội dung xây dựng được kế hoạch tổng thể và chi tiết cho sự phát triển đội ngũ để đảm bảo các nội dung sau:
+ Đảm bảo sự cân đối giữa tăng quy mô GV với táng quy mô đào tạo của các trường theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa số lượng GV lâu năm và GV trẻ nhằm tạo ra sự kế thừa và sự phát triển liên tục của NNL.
+ Đảm bảo tỷ lệ hợp lý về phát triển NNL trong đó đặt ra những chỉ tiêu phấn đấu về xây dựng và đào tạo đội ngũ khoa học với các bằng cấp ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.
Quy hoạch ĐNGV: Xây dựng ĐNGV kinh tế công lập chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng ĐNGV đáp ứng đòi hỏi yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Về số lượng: Trên cơ sở dự báo về quy mô. lộ trình, ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế để xây dựng quy hoạch số lượng GV. Đảm bảo tỷ lệ GV/SV theo đúng qui định và các tiêu chuẩn chất lượng. ĐNGV vừa hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và vừa tự học đi thực tập, thực tế... nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ phát huy tối đa khả năng ĐNGV.
- Về cơ cấu: Dự báo nhu cầu của từng ngành nghề, quy mô đào tạo, chính sách hưu trí,luân chuyển công tác... để xây dựng quy hoạch, tạo ra sự
đồng bộ và cân đối cơ cấu ĐNGV đảm bảo tính kế thừa và phát triển trước mắt và tương lai.
- Về chất lượng: Căn cứ theo chuẩn năng lực và định hướng chiến lược phát triển của ngành để quy hoạch chất lượng ĐNGV đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất nhà giáo.
Việc quy hoạch phát triển ĐNGV phải đảm bảo tính định hướng chiến lược, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và đất nước; đảm bảo tính thống nhất trong công tác quy hoạch các cấp.
Kế hoạch hoá ĐNGV là một quá trình đề ra mục tiêu về ĐNGV và các biện pháp thực hiện để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV đáp ứng nhu cầu của nhà trường và đảm bảo việc bố trí sử dụng ĐNGV có hiệu quả. Tiến trình kế hoạch hoá ĐNGV có thể xây dựng thành các bước như sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu kế hoạch hoá ĐNGV, gồm: Xác định nhiệm vụ ưu tiên trong sự phát triển của nhà trường trong từng thời kỳ (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) liên quan đến quy mô tuyển sinh, ngành nghề sẽ đào tạo, bậc học (ĐH, ThS, TS), hướng nghiên cứu...; Xác định rõ mục tiêu kế hoạch hoá ĐNGV của nhà trường trong kế hoạch trung hạn hay dài hạn; xác định tình trạng ĐNGV hiện tại về cơ cấu, số lượng và chất lượng; Xác định thế mạnh hiện nay của nhà trường và thế mạnh cũng như điểm yếu củaĐNGV.
Bước 2. Đề xuất phương án, gồm: Căn cứ vào các nội dung trên và đưa ra kế hoạch quy hoạch ĐNGV; Phân tích và thiết kế công việc củạ GV dựa trên năng lực hiện tại và mô tả được khung năng lực vị trí của từng GV trong nhà trường trong phạm vi thời gian cụ thể; Đề xuất các biện pháp thực hiện; Căn cứ tình hình phát triển của nhà trường, xác định những nội dung cần ưu tiên; Liệt kê và đánh giá được những thay đổi có thể sẩy ra và đưa ra các phương án thay thế.
Bước 3. Thực hiện và đánh giá - công tác kế hoạch hoá ĐNGV gồm: Lập kế hoạt tuyển dụng GV theo từng năm, từng giai đoạn cụ thể; Lập kế
hoạch sử dụng, điều chuyển ĐNGV; Lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại ĐNGV phù hợp theo chuyên ngành, theo năm công tác của GV và theo nhu cầu của nhà trường, lấy ý kiến đánh giá, góp ý, bổ sung kế hoạch ĐNGV trước tập thể ban lãnh đạo, phê duyệt kế hoạch và ký cam kết thực hiện.