- Nhóm văn bản liên quan đến quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH:
3.4.2.2. Chưa xây dựng được quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lậpgắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hộ
viên đại học công lậpgắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
Việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ GVĐHCL Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Các văn bản QLNN liên quan đến công tắc quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL GVĐH còn có sự chênh lệch và không ăn khớp với nhau về mục tiêu và nhiều nội dung. Công tác kế hoạch hoá NNL GVĐH đã được triển khai ở quy mô toàn quốc nhưng chưa được thực hiện đối với khu vực đồng bằng sông Hồng. Việc xây dựng kế hoạch mới được thực hiện một cách cơ học thông qua cộng gộp, tổng hợp kế hoạch phát triển GV của các trường ĐH, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ
GD&ĐT với các Bộ, ngành, địa phương, chưa xuất phát từ nhu cầu nhân lực của các ngành nghề kinh tế, kỹ thuật và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của các trường ĐH kinh tế công lập
Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL GVĐH ờ tầm vĩ mô trên phạm vi toàn khu vực chưa được thực hiện dẫn đến tình trạng trên thực tế tồn tại sự mất cân đổi về cơ cấu GV theo trình độ. Ngay giữa các cơ sở GDĐH cũng có sự chênh lệch rất lớn về số lượng ĐNGV trình độ cao. Học hầm học vị của GV tại các trường còn rất ít.
Các nội dung liên quan đến thi tuyển GV còn mang nặng tính hành chính, căn cứ vào hồ sơ lý lịch chung, tiêu chí tuyển chọn cào bằng, chưa nhấn mạnh đến các yêu cầu đặc thù của (GVĐH là một tổ hợp năng lực chuyên môn, giảng dạy và NCKH. Đặc biệt, trình độ ngoại ngữ cũng là yếu tố góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá chuẩn GVĐH. Việc quy định đầu vào của GVĐH ở trình độ thạc sĩ ngày càng trở nên lạc hậu so với với yêu cầu về chất lượng đào tạo NNL chất lượng cao hiện nay. Quy trình tạo nguồn của các trường ĐHCL hiện nay thiếu tính cạnh tranh trong tuyển dụng, thiếu tính linh hoạt trong tổ chức cán bộ.