Đổi mới và tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định pháp luật liên quan đến phát triển nguồn nhân lực giảng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 159 - 161)

- Thanh tra việc quản lý quá trình giảng dạy và NCKH của các khoa/ bộ môn Thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà trường về quản lý th

4.2.5. Đổi mới và tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định pháp luật liên quan đến phát triển nguồn nhân lực giảng

phạm quy định pháp luật liên quan đến phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học kinh tế công lập

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã

xác định một trong những nguyên nhân của các yếu kém liên quan đến chất lượng GDĐH trong thời gian qua là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức.

Trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH thì công tác thanh tra, kiểm tra phải được tăng cường.Theo hướng này trong thời gian tới cần thực hiện nghiêm các biện pháp: phát huy vai trò giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch các hoạt động của cơ sở GDĐH theo quy định pháp luật.

Cơ quan QLNN về GDĐH cần yêu cầu các cơ sở GDĐHCL trực thuộc Bộ tiếp tục kiện toàn tổ chức thanh tra theo quy định tại Thông tư số 51 / 2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của các cơ sở GDĐH, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp. Tập trung nâng cao hiệu quả công tác thanh tra. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đúng quy trình quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm các vi phạm, tránh hình thức.

Bên cạnh đó, cần định kỳ tổ chức rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra của Bộ, các cơ sở GDĐH; xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về thanh tra giáo dục cho từng nhóm đối tượng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra của toàn ngành.

Để khắc phục nhược điểm hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua chưa bao quát hết nội dung quản lý GDĐH, cơ quan QLNN về GDĐH cân đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng tập trung nhiều hơn hơn vào thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung QLNN về GDĐH và phát triển NNL GVĐH. Các nội dung cụ thể này bao gồm: việc tuyển dụng GV có đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng hay

không, việc sử dụng, phân công công việc cho ĐNGV có đảm bảo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm hay không, đã đảm bảo định mức giảng dạy và NCKH của mỗi GV hay chưa, việc triển khai chính sách đào tạo và bồi dưỡng của Nhà nước đã đúng quy định chưa, v.v.

Một nội dung quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng đào tạo tại các cơ sở GDĐH (là một tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy, chất lượng của đội ngữ GV) chính là công tác kiểm định chất lượng. Từ năm 2007, Bộ GD&ĐT đã có các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn dùng để làm công cụ đánh giá và kiên định. Hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH tại Việt Nam đã có một số kết quả nhất định như Bộ GD&ĐT đã ban hành.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w