LNXH đ−ợc coi nh− một lĩnh vực quản lý tμi nguyên rừng

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 30 - 31)

LNXH đ−ợc coi nh− lμ một lĩnh vực quản lý tμi nguyên có nghĩa lμ LNXH lμ một lĩnh vực chuyên môn tách biệt nhằm mục đích giải quyết các vấn đề mμ lâm nghiệp truyền thống không thể tháo gỡ đ−ợc. Đó lμ, thứ nhất, nạn phá rừng ngμy cμng gia tăng ở tất các n−ớc đặc biệt lμ các n−ớc đang phát triển; thứ hai, tμi nguyên rừng bị suy thoái có ảnh h−ởng tiêu cực đến môi tr−ờng sinh thái trên toμn cầu (hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm n−ớc vμ không khí, ); thứ ba, đời sống của ng−ời dân sống ở miền núi vμ trung du không những không đ−ợc cải thiện mμ ngμy cμng giảm sút; thứ t−, sự phân hoá giữa ng−ời giμu vμ ng−ời nghèo ngμy cμng cao, tỷ lệ ng−ời nghèo sống ở vùng núi vμ trung du ngμy cμng nhiều; thứ năm, không huy động đ−ợc mọi lực l−ợng tham gia vμo việc quản lý bảo vệ vμ phát triển rừng, đặt biệt lμ lực l−ợng lao động nông thôn miền núi.

Khi LNXH đ−ợc coi nh− lμ một lĩnh vực quản lý tμi nguyên có nghĩa lμ nó có mục tiêu riêng, đối t−ợng tác động riêng, ph−ơng thức quản lý riêng vμ nó tồn tại một cách độc lập t−ơng đối trong không gian vμ thời gian. Theo quan điểm nμy thì LNXH tồn tại song song với Lâm nghiệp th−ơng mại, Lâm nghiệp bảo tồn, thậm chí song song với Lâm nghiệp vμ Nông nghiệp.

Mục tiêu của LNXH lμ nâng cao đời sống của ng−ời dân địa ph−ơng, tăng c−ờng vμ phát triển năng lực cộng đồng dựa trên nguồn tμi nguyên của địa ph−ơng, bằng cách tạo điều kiện cho ng−ời dân địa ph−ơng, đặc biệt lμ ng−ời nghèo tham gia vμo quản lý bảo vệ vμ phát triển rừng, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ nh− chất đốt, l−ơng thực thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc chữa bệnh, cảnh quan du lịch...Do vậy mọi hoạt động liên quan đến LNXH đều quan tâm đến nhu cầu vμ nguyện vọng của ng−ời dân, gắn lợi ích của ng−ời dân với tμi nguyên rừng. Khi nhu cầu vμ nguyện vọng của ng−ời dân đ−ợc đáp ứng thì ng−ời dân sẽ tham gia chủ động vμ tích cực hơn vμo quản lý bảo vệ vμ phát

triển rừng, thông qua đó tμi nguyên rừng sẽ đ−ợc quản lý bảo vệ vμ phát triển bền vững lâu dμi. Đối t−ợng của LNXH lμ ng−ời dân vμ cộng đồng địa ph−ơng, do vậy LNXH không những nhằm đáp ứng nhu cầu của ng−ời dân địa ph−ơng mμ còn nâng cao, phát triển năng lực vμ vai trò của ng−ời dân.

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 30 - 31)