Hệ thống khuyến nông khuyến lâm từ ng−ời dân

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 172 - 176)

- Xác định các nhu cầu thực tiễn do phụ nữ vμ nam giới đ−a ra để cải thiện

4.3.Hệ thống khuyến nông khuyến lâm từ ng−ời dân

chuyển giao

4.3.Hệ thống khuyến nông khuyến lâm từ ng−ời dân

Hiện nay đang tồn tại hai hệ thống khuyến nông khuyến lâm lμ:

Hệ thống khuyến nông khuyến lâm theo cấu trúc chiều dọc

Đây lμ hệ thống khuyến nông khuyến lâm chính thức của nhμ n−ớc theo quan hệ thứ bậc: Trung −ơng có Cục khuyến nông vμ Ban khuyến lâm trong Cục phát triển lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT, tỉnh có Trung tâm khuyến nông khuyến lâm, thuộc Sở NN&PTNT, huyện có Trạm khuyến nông khuyến lâm nằm trong Phòng NN&PTNT Một số nơi đang hình thμnh tổ chức khuyến nông khuyến lâm xã hoặc cụm xã...

Hệ thống khuyến nông khuyến lâm quan hệ chiều ngang

Đây lμ hệ thống khuyến nông khuyến lâm không chính thức. Hệ thống nμy dựa trên cơ sở của sự hiểu biết về thông tin, trao đổi kinh nghiệm vμ hỗ trợ lẫn nhau giữa nông dân với nhau, giữa gia đình với nhau, từ thôn nμy đến thôn khác với sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức bên ngoμi cộng đồng. ở một số nơi trong vùng của Ch−ơng trình phát triển nông thôn miền núi, hệ thống nμy đ−ợc tăng c−ờng củng cố vμ đã hình thμnh tổ chức khuyến nông khuyến lâm thôn bản. Hai hệ thống khuyến nông khuyến lâm cần phải đ−ợc liên kết với nhau nhằm h−ớng tới các hộ nông dân vμ cộng đồng của họ thông qua chính sự tham gia của nông dân.

Các hoạt động khuyến nông khuyến lâm cấp thôn bản rất đa dạng vμ phong phú, gồm nhiều hoạt động khác nhau: từ xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá vμ mở rộng phổ biến. Nông dân vừa lμ đối t−ợng của các hoạt động khuyến nông khuyến lâm, họ lμ ng−ời h−ởng lợi của các ch−ơng trình khuyến nông vμ cũng lμ

ng−ời tham gia vμo quá trình thực hiện khuyến nông khuyến lâm theo hình thức khuyến nông khuyến lâm lan rộng.

Nông dân tham gia vμo các tổ chức khuyến nông khuyến lâm từ ng−ời dân theo các hình thức chủ yếu sau:

• Các câu lạc bộ của nông dân

Đây lμ hình thức tổ chức rất phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Các câu lạc bộ hoạt động vμ tồn tại dựa vμo các thμnh viên tự nguyện, huy động vốn hoạt động từ các thμnh viên vμ lựa chọn đại diện để tham gia tập huấn vμ lμ ng−ời liên lạc cho câu lạc bộ giữa các thμnh viên với nhau vμ giữa câu lạc bộ với các tổ chức khuyến nông khuyến lâm nhμ n−ớc... . ở một số địa ph−ơng đã thμnh lập một số câu lạc bộ sau:

- Câu lạc bộ thuộc hội nông dân. - Câu lạc bộ do chính nông dân lập ra.

- Câu lạc bộ thμnh lập với sự hỗ trợ của khuyến nông khuyến lâm nhμ n−ớc.

• Nhóm nông dân cùng sở thích

Đây lμ hình thức tổ chức rất phổ biến ở các tỉnh miền Bắc đ−ợc hình thμnh trên cơ sở cùng chung một quan tâm hay điều kiện khả năng của các nông dân trong thôn bản, nh− các nhóm sở thích sau:

- Nhóm sở thích về trồng rừng vμ quản lý bảo vệ rừng. - Nhóm sở thích về cây ăn quả.

- Nhóm sở thích về chăn nuôi. - Nhóm quản lý tín dụng thôn bản. - Nhóm sử dụng n−ớc.

- Nhóm sản xuất theo cùng ngμnh nghề.

- Nhóm sản xuất theo dòng họ hay cụm dân c−...

Mỗi nhóm sở thích th−ờng chọn ra một nhóm tr−ởng lμm nhiệm vụ liên lạc giữa các thμnh viên của nhóm vμ các cán bộ, tổ chức khuyến nông khuyến lâm bên ngoμi.

• Nhóm quản lý khuyến nông khuyến lâm thôn bản

Mỗi thôn thμnh lập nhóm quản lý khuyến nông khuyến lâm thôn. Thμnh viên của nhóm nμy từ 3 đến 5 ng−ời do dân bầu vμ tham gia tự nguyện. Thông th−ờng họ lμ tr−ởng các nhóm cùng sở thích. Nhóm nμy có trách nhiệm đôn đốc các hoạt động khuyến nông khuyến lâm trong thôn vμ các nhóm cùng sở thích, lμm cầu nối với ban khuyến nông khuyến lâm xã hay ban quản lý dự án của xã (nếu xã có dự án) vμ có quan hệ trực tiếp với các tổ chức khuyến nông khuyến lâm bên ngoμi. Nhóm quản lý khuyến nông khuyến lâm thôn bản phải có quy chế hoạt động.

• Ban quản lý khuyến nông khuyến lâm xã

Mỗi xã cần thμnh lập ban quản lý khuyến nông khuyến lâm. Ban nμy lμ một tổ chức tự nguyện có sự tham gia của lãnh đạo xã phụ trách về sản xuất, đại diện các thôn. Chức năng, nhiệm vụ của nó lμ thúc đẩy phối hợp các hoạt động khuyến nông khuyến lâm các

thôn, các nhóm cùng sở thích hay các hộ gia đình. Ngoμi ra nó thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức bên ngoμi để tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ vμ giúp đỡ nông dân. Ban quản lý khuyến nông khuyến lâm còn có trách nhiệm xã kiểm tra, giám sát vμ đôn đốc các hoạt động của các khuyến nông khuyến lâm viên cấp xã.

• Khuyến nông khuyến lâm viên cấp xã

Mỗi xã cần tuyển chọn một số ng−ời để đμo tạo thμnh các khuyến nông khuyến lâm viên của xã. Họ lμ những ng−ời trực tiếp hỗ trợ các hộ nông dân về xây dựng kế hoạch, kỹ thuật đơn giản vμ quản lý giám sát. Cơ chế hoạt động theo nguyên tắc phải tự bù đắp chi phí. Tuy nhiên, giai đoạn đầu cần có sự hỗ trợ kinh phí của khuyến nông khuyến lâm nhμ n−ớc hay các ch−ơng trình dự án phát triển.

Tμi liệu tham khảo

1. Bộ NN&PTNT, (1997). “Hội thảo quốc gia về khuyến nông khuyến lâm” Bộ NN&PTNT - Ch−ơng trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển. Nhμ xuất bản Nông nghiệp tháng 11 năm 1997.

2. Bùi Đình Toái, (1997) "Xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản giám sát vμ đánh giá có ng−ời dân tham gia trong các dự án phát triển nông thôn" Trong “Hội thảo quốc gia về khuyến nông khuyến lâm” Bộ NN&PTNT - Ch−ơng trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển. Nhμ xuất bản Nông nghiệp tháng 11 năm 1997, trang 135- 142.

3. Buchy, M. (1997). Report on Consultancy for Social Forestry Research in Social Forestry Training Center, Forestry College of Vietnam. Social Forestry Support Project, 1997.

4. Conway, G.R 1985. Agroecosystems Analysis. Agricultural Administration. Volume 20, pp: 31-55

5. Đinh Đức Thuận (2000). “Cơ sở khoa học của lâm nghiệp xã hội vμ phát triển lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam”. Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu sinh. Tr−ờng Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2000.

6. Farrington, J and Martin, A (1988). “Farmer Participation in agricultural Research:

A Review ò Concept and Practices. Agriculture and Administration Unit, Occasional Paper 9. Oversee Development Institute, London

7. ICRAF, 1987. D&D User’s Manual: An Instoduction to Agroforestry Diagnosis and Design. Compiled and edited by Raintree, J.B, ICRAF, Nairobi.

8. Knipscheer, H and Harwood, R. 1988. On-Station versus On Farmer Research: Allocation of Resources in Development in Procedures for Farming Systems Research. Proceedings of an International Workshop in Indonesia. Edited by Sukmana, S, Amir p, and Mulyadi D. Published by AARD, Winrock International, IDRC.

9. Molnar , A. (1991). Phần I: Đánh giá nhanh. Trong Lâm nghiệp cộng đồng - Đánh giá nhanh, kỹ thuật canh tác n−ơng rẫy vμ thuộc tính kinh tế xã hội - (Tiếng Anh vμ tiếng Việt) Community forestry note - FAO of UN, Rome 1989, 1991. Từ trang 1 đến trang 52

10.Nguyễn Bá Ngãi vμ những ng−ời khác, (1998).: "Ph−ơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ng−ời dân trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm” Bộ Nông nghiệp vμ Phát triển nông thôn - Dự án tăng c−ờng khả năng t− vấn cấp bộ. Nhμ Xuất bản Nông nghiệp, năm 1998

11. Nguyễn Bá Ngãi, 1999. Đμo tạo tiểu giáo viên cho xây dựng kế hoạch phát triển xã - Đề xuất chiến l−ợc vμ ph−ơng án lựa chọn. Dự án lâm nghiệp khu vực Việt Nam- ADB. No. 2852 VIE (TA). Ha nội tháng 12 năm 1999

12.Nguyễn Bá Ngãi,1997 - Một số kết quả ban đầu áp dụng PRA trong lập kế hoạch phát triển nông - lâm nghiệp tại xã Bằng Cả - Hoμnh Bồ Quảng Ninh. Thông tin khoa học của tr−ờng Đại học Lâm nghiệp tháng 1- 1997.

13. Phạm Vũ Quyết (1997). “Mô hình khuyến nông lan rộng ở tỉnh Tuyên Quang”. Trong “Hội thảo quốc gia về khuyến nông khuyến lâm” Bộ NN&PTNT - Ch−ơng trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển. Nhμ xuất bản Nông nghiệp tháng 11 năm 1997, trang 118.

14.Rhoades, R.E. and Booth R.H. 1982: Farmer back to Farmer: A Model for generating Acceptable Agricultural Technology, Agricultural Administration, Vol 11, No. in Chambers et al 1989.

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 172 - 176)