Những vấn đề đặt ra để tiếp cận nghiên cứu LNXH

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 152 - 153)

- Xác định các nhu cầu thực tiễn do phụ nữ vμ nam giới đ−a ra để cải thiện

4. Tiếp cận có sự tham gia trong khuyến nông khuyến lâm

1.1. Những vấn đề đặt ra để tiếp cận nghiên cứu LNXH

Nghiên cứu nói chung vμ nghiên cứu LNXH nói riêng đều có những đặc thù riêng vì vậy cần l−u ý 2 điểm sau:

Thứ nhất, nghiên cứu không phải chỉ lμ thu thập thông tin, dữ liệu mμ lμ phân tích thông tin dữ liệu để xây dựng vμ phát triển một sự hiểu biết về một vấn đề nμo đó.

Thứ hai, khi nói đến nhu cầu nghiên cứu LNXH thì phải l−u ý tới các kiểu nghiên cứu nμo đó để có thể giúp chúng ta thực hiện LNXH.

Hai điểm l−u ý trên cho chúng ta một số câu hỏi tr−ớc khi cần nghiên cứu LNXH, đó lμ:

- Những vấn đề nμo đang tồn tại trong trong quá trình thực hiện LNXH?

- Những cái gì chúng ta cần phải biết để có thể giải quyết các vấn đề đó?

- Chúng ta có thể tiếp cận các vấn đề đó nh− thế nμo để có thể hiểu rõ bản chất vμ nguyên nhân của chúng?

- Chúng ta nghiên cứu bằng cách nμo để có thể giải quyết triệt để hoặc giảm thiểu các vấn đề đó?

Hai câu hỏi đầu trả lời câu hỏi cái gì cần đ−ợc nghiên cứu. Hai câu hỏi sau trả lời câu hỏi về ph−ơng pháp nghiên cứu nμo cần đ−ợc lựa chọn. Toμn bộ vấn đề trên, suy cho cùng, lμ cần phải có một ph−ơng pháp tiếp cận nghiên cứu tr−ớc khi quyết định vμ tiến hμnh nghiên cứu. Do vậy, việc phát hiện vấn đề nghiên cứu nh− thế nμo, tiến hμnh nghiên cứu bằng cách nμo, kết quả nghiên cứu đ−ợc vận dụng ra sao... đó lμ cách tiếp cận trong nghiên cứu nối chung.

Hoạt động LNXH luôn đòi hỏi có sự tham gia của các chủ thể khác nhau, trong đó nông dân vμ cộng đồng của họ giữ vai trò quan trọng. Do đó nghiên cứu LNXH cũng cần có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt lμ của ng−ời dân vμ cộng đồng. Điều nμy có thể đ−ợc giải thích lμ trong LNXH các vấn đề cần đ−ợc nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, các kết quả nghiên cứu cần đ−ợc −u tiên cho ng−ời sử dụng chủ yếu, đó lμ các cộng đồng, các những ng−ời lμm công tác khuyến nông khuyến lâm. Nghĩa lμ nghiên cứu LNXH phải xuất phát từ thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn vμ phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Điều nμy cμng cho thấy nghiên cứu không chỉ lμ công việc riêng của các nhμ nghiên cứu mμ còn lμ công việc của ng−ời dân, của công đồng, của cán bộ khuyến nông khuyến lâm.

M. Buchy (1997) cho rằng để có thể hiểu tận gốc rễ mọi vấn đề trong nghiên cứu cần có sự tham gia của ng−ời đang thực thi các ch−ơng trình, các hoạt động LNXH, nghĩa lμ cần có sự tham gia của ng−ời dân. Điều nμy đ−ợc minh hoạ bằng một ví dụ lμ trong giao đất, giao rừng thì việc nghiên cứu không phải trả lời câu hỏi bao nhiêu hộ gia đình trong thôn không nhận đất hoặc không đ−ợc giao đất? mμ phải trả lời các câu hỏi

tại sao điều đó lại xảy ra vμ chúng có ý nghĩa gì?vμ nếu điều đó xảy ra do thực thi ch−ơng trình sai thì tại sao lại có chuyện ch−ơng trình bị thực thi sai?

Để trả lời các câu hỏi t−ơng tự nh− trên một cách đầy đủ vμ chính xác phải có sự tham gia cùng tìm hiểu vμ phân tích của các nhμ nghiên cứu, nông dân, cán bộ khuyến lâm khuyến lâm. Sự tham gia nh− vậy có thể đ−ợc coi lμ các công việc nghiên cứu.

Trên đây chỉ nói lên sự cần thiết nghiên cứu có sự tham gia của các bên. Vậy những vấn đề nμo cần đ−ợc −u tiên nghiên cứu?.

Chúng ta hãy giả định hai vấn đề mμ nghiên cứu về LNXH cần quan tâm, đó lμ nghiên cứu những vấn đề kinh tế xã hội vμ các vấn đề vật lý sinh học trong phạm vi cộng đồng nông thôn để phát triển LNXH.

Vấn đề thứ nhất chính lμ nghiên cứu các mối quan hệ xã hội vμ hμng rμo về thể chế vμ tổ chức cho phát triển LNXH nh−:

• Quan hệ qua lại giữa những ng−ời sống trong cộng đồng.

• Quan hệ giữa những ng−ời sống trong cộng đồng vμ các tổ chức khuyến nông khuyến lâm.

• Xác định các tiềm năng vμ xung đột trong cộng đồng.

• Nghiên cứu các giải pháp về xung đột sử dụng tμi nguyên.

• Nghiên cứu các vấn đề về cơ chế chính sách....

Vấn đề thứ hai lμ nghiên cứu các rμng buộc vμ quan hệ tự nhiên cần đề cập vμ ứng dụng trong phát triển LNXN. Đó lμ các lĩnh vực: • Lựa chọn cây trồng • Hệ thống v−ờn −ơm • Hệ thống lâm sinh • Gây trồng cây đặc sản • Kỹ thuật canh tác ....

Tại mỗi cộng đồng có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, sự lựa chọn vấn đề nghiên cứu lμ một vấn đề quan trọng, mμ ngay từ đây đã đòi hỏi có sự tham gia của ng−ời dân sống trong cộng đồng. Trong LNXH, nhu cầu nghiên cứu không phải xuất phát từ ng−ời lμm nghiên cứu mμ nó đ−ợc hình thμnh từ ng−ời sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu sau nμy. Ng−ời nông dân gặp những v−ớng mắc về một vấn đề kỹ thuật hay chính sách mμ họ cần phải giải quyết thì đó có thể xuất phát điểm của nghiên cứu LNXH hay nhu cầu nghiên cứu bắt đầu xuất hiện. Điều quan trọng lμ lμm sao những ng−ời lμm nghiên cứu hiểu vμ biết đ−ợc nhu cầu đích thực của cộng đồng. Ph−ơng pháp tiếp cận cùng tham gia có thể giúp ng−ời lμm nghiên cứu hiểu đ−ợc vấn đề nμy.

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 152 - 153)