Vấn đề giới vμ nghiên cứu về giới ở Việt nam 1Vấn đề giới trong văn hóa các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 120 - 122)

- Xác định các nhu cầu thực tiễn do phụ nữ vμ nam giới đ−a ra để cải thiện

3.Vấn đề giới vμ nghiên cứu về giới ở Việt nam 1Vấn đề giới trong văn hóa các dân tộc thiểu số

Các hoạt động Lâm nghiệp xã hội tập trung ở vùng cao, nơi mμ chủ yếu các đồng bμo dân tộc thiểu số sinh sống. Có thể nói phụ nữ đóng góp một phần rất quan trọng trong việc sử dụng vμ quản lý tμi nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy vai trò giới ảnh h−ởng đến các hoạt động Lâm nghiệp xã hội.

Hầu hết các dân tộc thiểu số theo chế độ gia tr−ởng phụ quyền, con trai cả đ−ợc quyền thừa kế, các tập tục văn hóa thiên vị nam giới trong gia đình. Phụ nữ lμm việc rất vất vả nh−ng vai trò của họ thì mờ nhạt. Các phong tục tập quán của một số dân tộc, nhóm ng−ời nh− hủ tục tảo hôn, ép hôn, thách c−ới hoặc không chấp nhận hôn nhân giữa ng−ời thuộc dân tộc mình với ng−ời thuộc dân tộc khác, coi th−ờng phụ nữ. ở dân tộc Hmong, tập tục c−ới xin bằng bằng cách bắt cóc vẫn còn tồn tại ở một số nơi, ng−ời

chồng t−ơng lai có thể đòi hỏi lễ c−ới từ gia đình nhμ gái. Tập tục c−ới xin nμy lμ nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh lớn cho cuộc sống sau nμy (Đặng Nghiêm Vạn vμ cộng sự 2000). Mặc dù chế độ gia tr−ởng phụ quyền lμ chủ yếu ở đa số các nhóm dân tộc, thì chế độ thừa kế tμi sản theo họ ngoại vẫn tồn tại ở một số dân tộc thiểu số nh− dân tộc Gia Rai vμ Ê đê. ở một số dân tộc theo chế độ nμy, chú bác đằng ngoại có quyền lực tuyệt đối với các cháu trai vμ cháu gái. Ví dụ, ở dân tộc Bru Vân Kiều, chú bác đằng ngoại đ−ợc h−ởng một phần ba quμ c−ới của cháu gái. Hay xã hội cổ truyền của ng−ời M’Nong cũng theo chế độ mẫu hệ với vai trò nổi bật của dòng họ mẹ trong tổ chức xã hội, tổ chức dòng họ, chế độ thừa kế tμi sản. Trong gia đình ng−ời M’Nong quyền thừa kế tμi sản th−ờng lμ ng−ời con gái út (Lê Thị Lý 2000).

3.2 Nghiên cứu giới ở Việt nam

Ch−ơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về phụ nữ ở Việt nam đ−ợc thực hiện bởi một tập thể các nhμ khoa học về phụ nữ hình thμnh vμo năm 1984. Ch−ơng trình nghiên cứu nμy đã tạo tiền đề cho sự ra đời của cơ quan nghiên cứu khoa học về phụ nữ đầu tiên trong cả n−ớc vμo năm 1987, mang tên Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học về Phụ Nữ, với sự lãnh đạo của các nhμ khoa học hμng đầu trong lĩnh vực nμy.

Khái niệm “Giới” lần đầu tiên đ−ợc thảo luận về thuật ngữ, khái niệm song “giới” nh− một lĩnh vực nghiên cứu, vμ đặc biệt lμ nh− một ph−ơng pháp tiếp cận để nghiên cứu phụ nữ đã mau chóng đ−ợc các nhμ nghiên cứu phụ nữ vận dụng. Có thể việc đ−a ra những lập luận dựa trên quan hệ vμ tác động giữa hai giới có ý nghĩa thực tế vμ có tính thuyết phục hơn việc nêu vấn đề phụ nữ riêng biệt, đặc biệt đối với các nhμ lμm chính sách cho nên dù còn rất mới song nghiên cứu giới đã có đ−ợc những thμnh công nhất định. Có thể nghiên cứu giới sử dụng ngôn ngữ vμ cách lập luận của các nhμ quản lý vμ h−ớng tới những giải pháp thực tế, đáp ứng lợi ích của cả hai giới, khuyến khích nam giới tham gia vμo sự nghiệp tạo dựng vμ nâng cao bình đẳng giới cho nên dễ dμng đ−ợc chấp nhận trong các cuộc thảo luận về phát triển.

Có thể nói, nghiên cứu về phụ nữ vμ giới cho đến nay đã có b−ớc phát triển nhanh chóng, đã nắm bắt vμ phản ánh đ−ợc những yêu cầu đặt ra đối với sự nghiệp phát huy bình đẳng nam nữ trong giai đoạn mới, có đóng góp kịp thời trong việc tổng kết thực tiễn cũng nh− phân tích, đánh giá vμ kiến nghị đổi mới chính sách đối với phụ nữ.

Từ những năm 1990 trở lại đây đã có nhiều dự án về phụ nữ vμ giới, chủ yếu các dự án tập trung vμo các lĩnh vực sức khỏe, gia đình, chính sách, chỉ có một số ít dự án về phụ nữ vμ môi tr−ờng vμ quản lý tμi nguyên thiên nhiên ở vùng miền núi Việt Nam (Pham Thi Hue, 2000). Khi xem xét vai trò của phụ nữ trong các dự án phát triển thì một đánh giá chung: Phụ nữ lμ những ng−ời tham gia chính trong các dự án song lại lμ những ng−ời h−ởng lợi ít nhất trong các dự án đó. Vậy lμm thế nμo để nhìn nhận rõ vai trò của ng−ời phụ nữ vμ đảm bảo đ−ợc sự h−ởng lợi của họ trong các dự án phát triển? Các tổ chức FAO, SIDA vμ nhiều tác giả khác đã đ−a ra đề xuất cải thiện vai trò của họ trong các ch−ơng trình vμ dự án phát triển. Nhiều tổ chức n−ớc ngoμi tμi trợ chú trọng đến việc lồng ghép vấn đề giới trong các hoạt động dự án, trong nghiên cứu vμ phát triển ch−ơng trình đμo tạo nh−: Ch−ơng trình nghiên cứu củaViệt nam – Hμ Lan, Ch−ơng trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội Helvetas Vietnam.

4. Nội dung vμ phơng pháp phân tích giới 4.1 Sự cần thiết của phân tích giới

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 120 - 122)