- Nôn g lâm kết hợp Đa dạng
2. Khái niệm hệ sinh thái nhân văn
2.1. Hệ sinh thá
Hệ sinh thái lμ tổng thể phức tạp của sinh vật vμ môi tr−ờng với t− cách lμ một hệ có sự tác động qua lại, một hệ mμ sự hình thμnh lμ do hậu quả của tác động qua lại giữa thực vật với thực vật, giữa động vật với động vật, giữa thực vật vμ động vật với nhau, giữa tổng thể sinh vật với môi tr−ờng vμ giữa môi tr−ờng với sinh vật (Kein ,1968).
Sự biến đổi của các loại hệ sinh thái:
Theo Lê Văn Tâm (1999) d−ới những mức độ tác động của con ng−ời, hệ sinh thái sẽ biến đổi từ hệ thống tự nhiên đến hệ thống bị suy thoái:
Hệ thống tự nhiên: lμ những hệ sinh thái mμ từ sau cuộc cách mạng Công nghiệp chịu tác động của con ng−ời (nhân tác) ít hơn những tác động khác, cấu trúc của hệ sinh thái ch−a bị thay đổi. ở đây không tính đến sự biến đổi của khí hậu, khí hậu biến đổi do con ng−ời gây ra đã ảnh h−ởng đến toμn bộ các hệ sinh thái trong đó có hệ sinh thái tự nhiên.
Hình 5.2: Sinh thái nhân văn lμ t−ơng tác giữa hệ sinh thái vμ hệ xã hội
(Lê Trọng Cúc 1990)
Hệthống đã biến đổi : lμ hệ sinh thái chịu tác động của con ng−ời nhiều hơn các tác nhân khác nh−ng không dùng để trồng trọt. Các khu rừng đã phục hồi một cách tự nhiên đang dùng để khai thác gỗ, đồng cỏ đã phục hồi một cách tự nhiên đang dùng để chăn thả.
Hệ thống canh tác:lμ những hệ sinh thái chịu tác động của con ng−ời rất nhiều so với những tác nhân khác, phần lớn dùng canh tác nh− đất nông nghiệp, đất đồng cỏ, đất trồng rừng vμ ao nuôi cá.
Hệ thống xây dựng:lμ hệ sinh thái bị chế ngự bởi những nhμ cửa, đ−ờng giao thông, đ−ờng sắt, sân bay, bến tμu, đập n−ớc, hầm mỏ vμ các công trình xây dựng khác của con ng−ời.
Hệ thống bị suy thoái: lμ những hệ sinh thái mμ tất cả tính chất đa dạng, năng suất vμ điều kiện sinh sống về căn bản đều đã bị hủy hoại. Hệ sinh thái của đất bị suy thoái có đặc điểm lμ không còn cây cối vμ đất mμu mỡ nữa. (hình 5.3)
Hình 5.3: Sơ đồ mô tả sự biến đổi của hệ sinh thái theo mức độ tác động của con ng−ời
(Robert Pretscott Allen dẫn theo Lê Văn Tâm,1999)
Các đặc tr−ng của hệ sinh thái:
Cần chú ý đến năm đặc tr−ng chủ yếu sau đây (Salim,1995):
• Tμi nguyên thiên nhiên lμ các thμnh phần của hệ sinh thái vμ liên kết với nhau thông qua mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi một thμnh phần của hệ sinh thái nh− quần lạc thực vật, quần lạc động vật phát triển trong mối quan hệ với thμnh phần nμy vμ thμnh phần khác. Giữa quần xã thực vật rừng vμ đất tồn tại một quan hệ nhân quả. Đất vừa lμ giá thể giữ cho cây đứng vững, vừa cung cấp n−ớc vμ chất khoáng cần thiết cho cây, do đó mμ ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng của cây, ng−ợc lại rừng cây mọc trên đất lại có tác động đến đất, góp phần vμo quá trình hình thμnh đất, tạo nên đất rừng với những tính chất riêng biệt. Đất rừng vμ lớp vật rụng của nó phản ánh đầy đủ vμ tổng hợp trong đặc tính của quá trình chuyển hoá năng l−ợng vật chất ở rừng.
• Tính đa dạng của các hệ sinh thái. Cμng đa dạng hệ sinh thái cμng ổn định. Rừng m−a nhiệt đới, so với các hệ sinh thái rừng khác có tính đa dạng sinh học cao, giμu loμi cây nên có tính ổn định cao.
• Sự cân bằng: giữa các thμnh phần trong hệ sinh thái vμ giữa các hệ sinh thái. Thú ăn thịt, chim ăn côn trùng giữ sự cân bằng. Quần thể chuột trong hệ sinh thái bùng nổ khi các động vật ăn thịt nh− rắn bị giết hại không tự nhiên. Quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM) trong nông nghiệp chính lμ dựa theo nguyên lý cân bằng sinh học giữa các thμnh phần khác nhau của hệ sinh thái.
• Tính hiệu quả: mỗi một thμnh phần trong hệ sinh thái có vai trò vμ chức năng của nó. Không có gì thừa. Tất cả các thμnh phần có liên quan chặt chẽ với nhau. Ngay cả cây gỗ chết cũng có vai trò cung cấp thức ăn hữu cơ cho động vật hoại sinh, vi sinh vật để chúng sinh sống vμ cho nên những động vật hoại sinh nầy có tác dụng bảo tồn chất khoáng dinh d−ỡng trong điều kiện nhiệt đới cho sự phát triển của thực vật rừng. Khi con ng−ời không hiểu biết đầy đủ tất cả tμi nguyên thiên nhiên sẽ không nhận thức đ−ợc vai trò của các thμnh phần khác nhau của hệ sinh thái.
• Tính bền vững của hệ sinh thái. Không có sự can thiệp của con ng−ời, nhất lμ can thiệp không kỹ thuật, đời sống trong hệ sinh thái còn đ−ợc duy trì, nghĩa lμ bền vững vμ sự tồn tại của nó lμ không giới hạn chừng nμo mμ trạng thái nguyên thủy còn tồn tại.
Năm đặc tr−ng chủ yếu phụ thuộc lẫn nhau giữa các thμnh phần, tính đa dạng, sự cân bằng, tính hiệu quả, tính bền vững tạo nên bản chất của hệ sinh thái. Trong các quá trình phát triển, vận hμnh của hệ sinh thái, các đặc tr−ng nμy phải đ−ợc bảo tồn.
Sự phát triển bền vững lμ sự phát triển diễn ra khi duy trì chức năng của các đặc tr−ng chủ yếu nμy của hệ sinh thái.