- Xác định các nhu cầu thực tiễn do phụ nữ vμ nam giới đ−a ra để cải thiện
4. Tiếp cận có sự tham gia trong khuyến nông khuyến lâm
2.1.1. Đối t−ợng đμo tạo
Đối t−ợng chính để đμo tạo lμ cán bộ lμm trong ngμnh nông lâm nghiệp vμ phát triển nông thôn cấp huyện vμ tỉnh, các cán bộ của các ch−ơng trình, dự án LNXH có các lĩnh vực chuyên môn nh− trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, công trình nông thôn, kế hoạch, tμi chính v.v.. Việc lựa chọn đối t−ợng đμo tạo tiêu điểm lμ cán bộ cấp huyện có các lý do vμ−u điểm sau:
• Đội ngũ cán bộ cấp huyện có chuyên môn vững, kinh nghiệm phong phú khi lμm việc với cộng đồng, phần lớn họ xuất thân từ địa ph−ơng.
• Vị trí công tác ở cấp huyện có quan hệ trực tiếp vμ th−ờng xuyên với cấp xã vμ thôn bản từ tr−ớc nên thuận lợi trong đμo tạo vμ điều hμnh.
• Cán bộ cấp huyện có khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật vμ t− vấn cho cộng đồng thuận lợi hơn về mặt thời gian, trách nhiệm cao vμ chi phí thấp hơn so với cán bộ từ trung −ơng, tỉnh hay dự án trên địa bμn của địa ph−ơng.
• Kinh nghiệm từ nhiều dự án trên cho thấy việc lựa chọn cán bộ chuyên môn cấp huyện để đμo tạo thμnh tập huấn viên lμ hoμn toμn hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho địa ph−ơng, thúc đẩy nhanh vμ có hiệu quả khi thực hiện dự án.
2.1.2. Tiến trình vμ ph−ơng pháp của TOT
Những kinh nghiệm của TOT đ−ợc áp dụng tại các ch−ơng trình dự án phát triển nh− Ch−ơng trình 5322, Dự án Lâm nghiệp khu vực Việt Nam-ADB, Dự án Quản lý đầu nguồn có sự tham gia của ng−ời dân tại huyện Hoμnh Bồ, Quảng Ninh, dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ tại tỉnh Quảng Nam vμ thμnh phố Đμ Nẵng cho thấy tiến trình đμo tạo TOT nhiều cấp nh− đ−ợc mô tả trong bảng 10.1.
• Khóa đμo tạo cơ bản
Khoá đμo tạo nμy có thể bao gồm 1 đến 3 lớp tuỳ theo yêu cầu vμ khả năng của họcviên. Mỗi lớp đ−ợc tiến hμnh từ 3-5 ngμy tại huyện theo một chuyên đề cụ thể. Sau mỗi lớp của khoá đμo tạo cơ bản sẽ tiến hμnh khoá đμo tạo thực hμnh. Việc lựa chọn sự nối tiếp giữa các khoá căn cứ vμo kiến thức, kỹ năng cần phải có của học viên để tiến hμnh khoá đμo tạo thực hμnh hoặc khoá đμo tạo nâng cao.
Ph−ơng pháp đμo tạo cho ng−ời lớn tuổi đ−ợc áp dụng, nghĩa lμ đμo tạo lấy ng−ời học lμm trung tâm để tạo ra quá trình đối thoại hơn lμ giảng bμi. Các phần lý thuyết chiếm không quá 40%, phần còn lại dμnh cho thảo luận, lμm việc theo nhóm vμ thực
hμnh. Giáo viên giữ vai trò thúc đẩy hơn lμ giảng giải. Sản phẩm của mỗi lớp lμ kế hoạch bμi giảng do mỗi học viên xây dựng cho riêng mình.
Bảng 10.1: Tiến trình vμ vai trò của ng−ời tham gia trong TOT
Khoá đμo tạo Chuyên gia đμo tạo
Cán bộ huyện Nông dân chủ chốt
Nông dân khác
Khoá đμo tạo cơ bản
Giảng viên chính Học viên
Khoá đμo tạo thực hμnh Ng−ời hỗ trợ, thúc đẩy Trợ giảng Học viên Khoá đμo tạo nâng cao
Giám sát vμhỗ trợ Tập huấn viên chính Trợ giảng Học viên Các khóa tiếp theo Giám sát vμ hỗ trợ Tập huân viên Học viên
Nguồn: Nguyễn Bá Ngãi (1999)
• Khoá đμo tạo thực hμnh: Học trong khi lμm
Lớp đμo tạo nμy đ−ợc gắn vμo quá trình triển khai các hoạt động của dự án. Trong đó có đμo tạo cho các nông dân chủ chốt để họ sau nμy họ có thể tham gia trực tiếp vμo việc huấn luyện cho nông dân khác thực hiện các hoạt động dự án. Nh− vậy tại lớp học nμy có 2 đối t−ợng lμ học viên. Học viên lμ cán bộ cấp huyện lμ ng−ời học vừa lμ ng−ời đμo tạo trực tiếp cho cán bộ huyện khác vμ nông dân. Với t− cách trên họ phải thực hμnh giảng bμi vμ h−ớng dẫn học viên d−ới sự hỗ trợ của giáo viên. Nh− vậy ph−ơng pháp đμo tạo chủ yếu lμ đμo tạo kỹ năng bằng thực hμnh thông qua công việc cụ thể, đánh giá vμ đúc rút. Những kỹ năng thiếu sẽ đ−ợc bổ sung ngay trên hiện tr−ờng d−ới sự h−ớng dẫn của giáo viên.
• Khoá đμo tạo nâng cao
Khoá đμo tạo nμy đ−ợc tiến hμnh gắn với tiến trình thực hiện hoạt động dự án tiếp theo. Đây lμ khoá học đặt mục tiêu đμo tạo nâng cao cho học viên cấp huyện. Vì vậy trong khoá đμo tạo nμy, học viên cấp huyện với vai trò lμ tập huấn viên chính, thực hμnh các kỹ năng thúc đẩy, hỗ trợ cho cán bộ cấp huyện khác vμ nông dân chủ chốt. Một giáo viên của trung −ơng giữ vai trò giám sát, đánh giá vμ đúc rút.
• Các khoá đμo tạo tiếp theo
Sau 3 khoá đμo tạo cán bộ cấp huyện trở thμnh các tập huấn viên địa ph−ơng. Tiến trình nh− trên đ−ợc lặp lại cho các khoá tiếp theo. Tuy nhiên, nội dung vμ ph−ơng pháp đμo tạo đ−ợc gọn nhẹ hơn. Những cán bộ cấp huyện khác vμ nông dân chủ chốt sẽ đ−ợc các tập huấn viên địa ph−ơng đμo tạo vμ sẽ trở thμnh tập huấn viên h−ớng dẫn nhân dân thực hiện các hoạt động dự án.
TOT rất phù hợp cho đμo tạo khuyến nông khuyến lâm, đặc biệt cho việc đμo tạo ph−ơng pháp có sự tham gia của ng−ời dân trong xây dựng kế hoạch, giám sát vμ đánh
giá, các ph−ơng pháp quản lý trên cơ sở cộng đồng vμ đμo tạo kỹ thuật đơn giản trong nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, phòng chống sâu bệnh vμ bệnh gia súc v.v.
Cán bộ chuyên môn cấp huyện đ−ợc đμo tạo thμnh các tập huấn viên địa ph−ơng sẽ phát huy tốt cho các quá trình đμo tạo tiếp theo. Bμi học kinh nghiệm nμy có thể đ−ợc áp dụng cho các ch−ơng trình, dự án phát triển nông thôn, đặc biệt lμ các dự án khuyến nông khuyến lâm.
Đối với cán bộ cấp huyện đ−ợc đμo tạo để trở thμnh tập huấn viên địa ph−ơng cần đ−ợc −u tiên trang bị ph−ơng pháp giảng dạy cơ bản, kỹ năng giao tiếp vμ thúc đẩy, tổ chức vμ quản lý khoá học. Vì vậy, khi tuyển chọn học viên lμ cán bộ cấp huyện phải chú ý đến yêu cầu tối thiểu về kiến thức vμ kỹ năng nghề nghiệp phải có.
Ngoμi việc đμo tạo một cách cơ bản cho cán bộ cấp huyện trên lớp thì các quá trình đμo tạo đ−ợc thực hiện trong quá trình thực hiện các hoạt động dự án t−ơng ứng. Kinh nghiệm cho thấy ph−ơng pháp "học trong khi lμm" luôn đem lại kết quả cao nhất.
TOT lμ một quá trình phải dựa trên thực tiễn để giải quyết các vấn đề đμo tạo của thực tiễn. Đây lμ một quá trình nhậy cảm đòi hỏi phải có ph−ơng pháp vμ kỹ năng đúc rút từ thực tế. Một thách thức đối với TOT lμ luôn đặt ra đa mục tiêu trong một quá trình, nghĩa lμ TOT luôn giải quyết cả mục tiêu đμo tạo vμ mục tiêu thực hiện các hoạt động dự án: đμo tạo để thực hiện dự án vμ quá trình thực hiện dự án để đμo tạo, vμ ngay trong một quá trình đμo tạo ng−ời dạy vμ cũng lμ ng−ời học. Vì vậy TOT cần tiếp tục đ−ợc nghiên cứu vμ thử nghiệm về ph−ơng pháp để có thể áp dụng có hiệu quả hơn.