Phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD)

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 155 - 157)

- Xác định các nhu cầu thực tiễn do phụ nữ vμ nam giới đ−a ra để cải thiện

4. Tiếp cận có sự tham gia trong khuyến nông khuyến lâm

4.4 Phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD)

Phát triển công nghệ có sự tham gia của nông dân lμ một hình thức tiếp cận mới, trong đó các kiến thức bản địa của ng−ời nông dân cũng đ−ợc coi lμ một yếu tố quan trọng nh− bất kỳ ý kiến nμo của các nhμ khoa học. Đây lμ những hoạt động nhằm h−ớng đến sự thay đổi kỹ thuật hiện tại của nông dân, tăng c−ờng năng lực thử nghiệm hiện tại của nông dân.

Phát triển kỹ thuật có sự tham gia chính lμ sự kết hợp giữa kiến thức bản địa của cộng đồng với năng lực nghiên cứu của những tổ chức phát triển vμ thúc đẩy một tiến trình học hỏi lẫn nhau. Nó bao gồm việc xác định thử nghiệm vμ cập nhật những kỹ thuật mới để giải quyết những vấn đề của địa ph−ơng. Mục đích cuối cùng lμ tăng c−ờng kinh nghiệm vμ khả năng quản lý kỹ thuật của cộng đồng vμ ng−ời dân địa ph−ơng bằng chính nội lực của họ, trong đó hoạt động của ng−ời dân giữ vai trò chủ đạo trong toμn bộ tiến trình.

Phát triển kỹ thuật có sự tham gia lμ cách tiếp cận mới, lôi cuốn đ−ợc nông dân vμo việc phát triển các kỹ thuật nông lâm nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của họ, trong đó ng−ời nông dân sử dụng những kiến thức vμ khả năng thực tế của mình để thử nghiệm các kỹ thuật mới cùng phối hợp với cán bộ nghiên cứu vμ khuyến nông lâm.

Phát triển công nghệ có sự tham gia của nông dân lμ sự tác động qua lại giữa kiến thức bản địa vμ kiến thức khoa học, lμ kết quả trao đổi thông tin giữa các bên tham gia nh− nhμ khoa học, cán bộ khuyến lâm vμ nông dân để tìm ra các thử nghiệm mới có lợi cho các bên tham gia theo hình 10.2.

Nhμ nghiên cứu

PTD

Hình 10.2. : Mối quan hệ giữa các bên tham gia trong phát triển công nghệ có sự tham gia

Cán bộ khuyến lâm

Hình 10.3. : Nông dân tham gia nghiên cứu

Tiến trình phát triển có sự tham gia đ−ợc thực hiện theo các giai đoạn chủ yếu sau:

Tạo lập các mối quan hệ vμ đánh giá khả năng phát triển có sự tham gia của ng−ời dân:

Trong giai đoạn nμy các nhμ nghiên cứu vμ cán bộ khuyến lâm cùng với nông dân đánh giá về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hoá vμ các tác động từ bên ngoμi, đánh giá tiềm năng vμ những hạn chế của hệ thống canh tác địa ph−ơng.

Phát triển những vấn đề cần thử nghiệm:

Các nhμ nghiên cứu vμ cán bộ khuyến lâm cùng bμn bạc với nông dân về các kiến thức bản địa đang tồn tại, tìm kiếm các ý t−ởng thử nghiệm. Trên cơ sở thảo luận ng−ời nông dân sẽ xác định những chủ đề hay vấn đề họ muốn thử nghiệm vμ phát triển.

Giai đoạn thực hiện các thử nghiệm:

Các bên tham gia tiến hμnh thiết kế các thử nghiệm, sau đó nông dân lμ ng−ời trực tiếp quản lý vμ thực hiện các thử nghiệm đó, cán bộ nghiên cứu vμ cán bộ khuyến lâm đóng vai trò t− vấn, cung cấp thông tin vμ phối hợp hoạt động. Các nhμ nghiên cứu thu thập thông tin, sử dụng các công cụ thống kê thích hợp để phân tích vμ đánh giá kết quả thử nghiệm. Toμn bộ quá trình hoạt động, giám sát vμ đánh giá đều có sự tham gia của các bên liên quan.

Giai đoạn chia sẻ kết quả thử nghiệm:

Đây lμ giai đoạn đ−ợc thực hiện thông qua các hoạt động đμo tạo trong cộng đồng, chia sẻ kết quả thử nghiệm với các hộ nông dân khác .

Duy trì hỗ trợ cho quá trình PTD:

Thực hiện bền vững bao gồm các hoạt động nh− hỗ trợ cơ sở vật chất, t− liệu hoá kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng v.v

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 155 - 157)