1 Nghiên cứu hệ thống canh tác (FSR)

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 164 - 166)

- Xác định các nhu cầu thực tiễn do phụ nữ vμ nam giới đ−a ra để cải thiện

3. Tiếp cận có sự tham gia trong nông lâm kết hợp (NLKH)

3.2. 1 Nghiên cứu hệ thống canh tác (FSR)

FSR xuất hiện vμo đầu thập kỷ 70 khi các nhμ khoa học nhận thấy việc nghiên cứu hệ thống mùa vụ cần đ−ợc thực hiện bằng những tổ đa ngμnh có phối hợp với các nhμ khoa học xã hội. Việc nghiên cứu tập trung vμo các hộ nông dân có ít đất, nó tạo ra khả năng cải thiện đ−ợc khả năng chuyển giao công nghệ cho nông dân để tăng c−ờng sản xuất nông nghiệp. Theo Farrington vμ Martin (1998), FSR có các đặc điểm chủ yếu sau:

• Tiếp cận giải quyết vấn đề do tổ đa ngμnh thực hiện với sự tham gia của nông dân.

• Đánh giá đ−ợc sự thay đổi về công nghệ vμ các ảnh h−ởng tiềm năng của nó trong khuôn khổ của hệ thống canh tác.

• Xác định đ−ợc nhóm nông dân đồng nhất, ví dụ: các hộ nông dân ít đất, trong một điều kiện t−ơng đồng lμm đối t−ợng nghiên cứu.

• Luôn tạo ra quá trình kế tiếp, nghĩa lμ kết quả thử nghiệm của năm nay sẽ tạo ra những giả thiết cho nghiên cứu năm sau.

• Kết quả thử nghiệm trên trang trại của nông dân có ảnh h−ởng ng−ợc lại tới việc chọn −u tiên nghiên cứu trên các trạm.

Các công cụ chủ yếu dùng trong FSR lμ phân tích các tμi liệu có sẵn vμ điều tra thăm dò; điều tra chính thức vμ có sự tham gia của nông dân; kiểm chứng trong phòng thí nghiệm; quan sát trực tiếp trên đồng ruộng của nông dân; thử nghiệm trên đồng ruộng.

Bên cạnh những −u điểm FSR lμ góp phần thay đổi vμ đ−ợc áp dụng trong việc “Chẩn đoán vμ thiết kế”, cũng nh− một số kỹ thuật của nó có thể áp dụng trong các cuộc điều tra không chính thức để thiết kế, giám sát vμ đánh giá các dự án, thì FSR bộc lộ các hạn chế cơ bản trong lâm nghiệp xã hội vμ lập kế hoạch sử dụng đất đai, nh− sau:

• Đòi hỏi có sự phối hợp đa ngμnh để giải quyết vấn đề, đặc biệt lμ cần có mối quan hệ gữa các nhμ khoa học tự nhiên vμ khoa học xã hội.

• ít quan tâm đến các hộ nông dân có ít đất đai, mặc dù họ lμ một trong những đối t−ợng chính của lâm nghiệp xã hội.

• ít vμ không thích ứng với phạm vi rộng lớn, do đó trong các tr−ờng hợp nμy phải sử dụng kỹ thuật đánh giá nhanh để thay thế cho FSR.

• Ph−ơng pháp tiếp cận theo kiểu “chuyển giao công nghệ” vẫn chiếm −u thế trong FSR

• Các nhμ khoa học th−ờng gặp khó khăn khi chuyển sang thái độ lμ luôn có quá trình học hỏi từ nông dân.

• Các nhμ nghiên cứu th−ờng chiếm −u thế trong thiết kế, vai trò h−ớng dẫn vμ đánh giá trong các thử nghiệm trên trang trại.

Một h−ớng tiếp cận mới trong FSR đ−ợc Knipscheer vμ Harwood đ−a ra năm 1988 lμ lôi cuốn nông dân vμo việc phân tích các kiến thức vμ vấn đề vμ xác định −u tiên. Quá trình nμy gắn với việc chuyển từ nghiên cứu trong các trạm thí nghiệm sang nghiên cứu ngay trên đồng ruộng của nông dân, qua đó nông dân vμ gia đình họ đóng một vai trò tích cực nh− lμ một “ng−ời lμm thí nghiệm”. Tiếp cận mới nμy bao gồm các cách tiếp cận nh−: từ nông dân đến nông dân; nghiên cứu có sự tham gia của nông dân.

3.2.2. Ph−ơng pháp phân tích hệ thống sinh thái nông nghiệp (AEA)

Ph−ơng pháp AEA do Gorden Conway xây dựng vμ thử nghiệm ở Thái Lan vμo những năm 1980. AEA th−ờng đ−ợc sử dụng trong các giai đoạn đối thoại vμ lập kế hoạch của các ch−ơng trình phát triển. AEA đ−ợc định nghĩa nh− lμ một hệ thống sinh thái đ−ợc nghiên cứu vμ phân tích nhằm tìm kiếm các giải pháp để sản xuất l−ơng thực vμ các sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả nhất. Nh− vậy AEA không những có đặc điểm vật lý sinh học mμ còn bao gồm các thμnh phần kinh tế xã hội. AEA còn đ−ợc coi nh− lμ điểm khởi đầu của việc chuyển từ tiếp cận truyền thống trong FSR sang nghiên cứu tổng hợp trong phát triển nông thôn.

Theo Conway (1985) AEA phải đảm bảo 4 nguyên tắc sau:

• Nguyên tắc năng suất: đảm bảo thay đổi năng suất kinh tế theo chiều d−ơng đ−ợc thể hiện qua sản l−ợng hay thu nhập thuần trên mỗi đơn vị tμi nguyên khi thực hiện các biện pháp.

• Nguyên tắc ổn định: năng suất kinh tế đ−ợc giữ ổn định mặc dù có những ảnh h−ởng của môi tr−ờng nh− khí hậu, điều kiện kinh tế nh− thị tr−ờng.

• Nguyên tắc bền vững: đảm bảo khả năng của một hệ thống luôn giữ năng suất lâu dμi trên cơ sở sử dụng lâu bền các nguồn lực.

• Nguyên tắc công bằng: đảm bảo quyền sử dụng các nguồn lực, sự tham gia vμ phân chia lợi ích.

AEA sử dụng phỏng vấn bán định h−ớng không chính thức nh− lμ ph−ơng pháp thu thập vμ khai thác thông tin từ những thông tin chính từ thôn bản. Những công cụ sau đ−ợc sử dụng trong AEA để xác định các kiểu của hệ thống nông sinh thái:

• Các công cụ phân tích không gian: vẽ bản đồ phác hoạ, khảo sát theo tuyến hay đi lát cắt để phân tích mối quan hệ các đặc điểm tự nhiên của các hệ nông sinh thái.

• Phân tích thời gian: xây dựng các biểu đồ để phân tích xu h−ớng biến động các nhân tố theo thời gian nh−: mùa vụ, các kiểu sử dụng đất, năng suất, đầu t−, giá cả. Tính ổn định vμ năng suất đ−ợc thể hiện qua phân tích theo thời gian.

• Phân tích theo luồng: xây dựng các biểu đồ luồng nhằm mô tả mối quan hệ giữa việc sử dụng các hệ thống với thu nhập vμ phân tích khả năng sản xuất nh− giữa thu nhập bằng tiền, sản xuất nông nghiệp với thị tr−ờng hay cơ sở hạ tầng.

• Sử dụng các câu hỏi chính: đặt câu hỏi lμ một kỹ thuật đ−ợc sử dụng trong toμn bộ quá trình AEA. Câu hỏi bán định h−ớng lμ một loại câu hỏi th−ờng đ−ợc sử dụng nhằm tăng khả năng phân tích của nông dân trong quá trình trao đổi thông tin.

Không giống nh− FSR, ph−ơng pháp AEA cho phép phân tích trên diện rộng vμ đ−ợc coi nh− lμ một công cụ trong nghiên cứu vμ lập kế hoạch phát triển. Tuy nhiên AEA có một số hạn chế sau:

Các nhμ nghiên cứu th−ờng thu thập thông tin từ nông dân bằng ph−ơng pháp không có sự tham gia. Nông dân chỉ đ−ợc coi nh− lμ những ng−ời cung cấp thông tin hơn lμ những ng−ời phân tích thông tin khi tiến hμnh AEA.

AEA cần một thời gian t−ơng đối ngắn cũng dễ dẫn đến việc thu thập thông tin không đầy đủ, những giả thiết nghiên cứu sai hoặc áp đặt ý chủ quan trong phân tích. Chính vì vậy AEA cần nhiều thời gian hơn cho việc thu thập thông tin trên hiện tr−ờng vμ cần ph−ơng pháp phân tích hợp lý, kiểm tra chéo thông tin.

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)