T−ơng tác giữa hai hệ thống phụ trong hệ sinh thái nhân văn

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 80 - 85)

- Nôn g lâm kết hợp Đa dạng

3.T−ơng tác giữa hai hệ thống phụ trong hệ sinh thái nhân văn

Nh− trong sơ đồ (hình 5.2 vμ 5.4), hai hệ thống phụ - hệ sinh thái vμ hệ xã hội phụ thuộc lẫn nhau vμ liên kết nhau thông qua trao đổi năng l−ợng, vật chất vμ thông tin. Theo Lovelace (1984) có thể định nghĩa “năng l−ợng” ở đây đơn giản lμ khả năng lao động cá nhân vμ xã hội , có đ−ợc khả năng lao động lμ từ hệ sinh thái (thức ăn nguồn gốc thực vật, động vật, n−ớc, chất đốt hoá thạch...) “Chu trình vật chất” lại có liên quan tới sự dịch truyền các nhân tố hoá học vμ yếu tố vật lý vμ các hợp chất trong hệ thống. Trao đổi “thông tin” giữa các hệ sinh thái vμ hệ xã hội lμ một cái gì khó cảm nhận hơn nh−ng không kém ý nghĩa. Nói chung, thông tin quy về các “tín hiệu” từ một hệ thống phụ nμy hoặc hợp phần nμy đến hệ thống phụ khác hoặc thμnh phần khác. Tác động của con ng−ời đến môi tr−ờng có thể chịu ảnh h−ởng mạnh mẽ từ nhận thức tín hiệu từ môi tr−ờng.

Các hệ thống phụ không bao giờ khép kín. Mỗi hệ thống phụ chịu ảnh h−ởng của hệ thống phụ khác qua các tác động lẫn nhau giữa chúng. Mối quan hệ giữa hai hệ thống phụ qua thời gian lμ mối quan hệ biện chứng, cùng trong quá trình thích ứng, chọn lọc vμ cùng tiến hóa.

Sự truyền năng l−ợng, vật chất thông tin từ hệ xã hội đến hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông lâm d−ới dạng lao động của ng−ời, vật t−... đã tạo nên cấu trúc của các hệ sinh thái nμy vμ thúc đẩy sự vận hμnh của nó. Sự truyền năng l−ợng, vật chất, thông tin từ các hệ sinh thái đó đến hệ xã hội chủ yếu lμ sản phẩm dịch vụ.

Cũng cần ghi nhận, t−ơng tự nh− hai hệ thống phụ, hệ thống sinh thái nhân văn cũng mở rộng. Trong phần lớn tình huống, đầu vμo từ những hệ thống, những hệ thống phụ khác tự nhiên cũng nh− xã hội, gây ra những ảnh h−ởng mμ hệ thống sinh thái nhân văn cần điều chỉnh. Trong thời đại thông tin đại chúng nμy, ví dụ đầu vμo từ thế giới hiện đại bên ngoμi th−ờng xuyên tác động đến các hệ thống nông thôn. Những định h−ớng nμy đã tác động đến ng−ời dân nông thôn, cuộc sống vμ khát vọng của họ vμ có thể đến hμnh vi của họ đến môi tr−ờng.

Quan điểm hệ thống của sinh thái nhân văn lμm rõ xã hội nông thôn dân lμng liên hệ với rừng trồng/cây gỗ (hoặc rừng tự nhiên) nh− lμ bộ phận của môi tr−ờng nông thôn đại diện rộng lớn hơn bao gồm cả đất, n−ớc, vật nuôi, khí hậu, áp lực kinh tế, xã hội... đến cây vμ rừng. Toμn bộ môi tr−ờng với tính bao quát, tính phức tạp của nó t−ơng tự nh− hệ sinh thái nhân văn đã nói đến.

Sinh thái nhân văn định h−ớng cho các nhμ nghiên cứu lâm nghiệp xem xét t−ơng tác giữa hệ xã hội vμ hệ sinh thái (rừng) ở nhiều hoμn cảnh khác nhau từ thực tiễn du canh truyền thống đến hậu quả lấy củi bởi những nhóm ng−ời nông nghiệp vμ sử dụng vật liệu xây dựng của cộng đồng đô thị. Những t−ơng tác đó có thể đ−ợc xem xét từ lập tr−ờng của ng−ời nông dân (cấp vi mô) cho đến ng−ời lập kế hoạch (cấp vĩ mô).

Mặc khác, sinh thái nhân văn đã thực hiện đ−ợc sự phối hợp giữa các nhμ khoa học tự nhiên vμ khoa học xã hội (lâm nghiệp, nông nghiệp, kinh tế học, xã hội học, nhân chủng học...) .với ý nghĩa đó sinh thái nhân văn đã trở thμnh điểm hội tụ t− t−ởng của các nhμ khoa học thuộc các lãnh vực khác nhau. Sự hội tụ đó thể hiện tính hệ thống toμn vẹn bằng nghiên cứu các mối t−ơng tác giữa tất cả các thμnh phần trong hệ xã hội vμ hệ sinh thái. Từ đó, có thể nhận thức lợi thế của mô hình hệ sinh thái nhân văn lμ sự tập trung sự chú ý vμo các t−ơng tác vμ hậu quả của tác động. Quan điểm nμy cực kỳ giá trị

đối với lập kế hoạch thực hiện vμ đánh giá các ch−ơng trình vì nó giúp tạo nên nền tảng suy nghĩ, dự đoán chắc chắn đ−ợc hậu quả (Lovelace, 1984).

Cách tiếp cận “nhất thể” bắt nguồn từ sinh thái nhân văn. Về mặt nhận thức, ph−ơng pháp luận, “Nhất thể” lμ cách tiếp cận, rằng con ng−ời vμ môi tr−ờng của nó lμ một tổng thể. Tiền đề của “nhất thể” lμ sẽ không hiểu vấn đề đầy đủ, thỏa đáng nếu chúng không không hợp thμnh một phức thể các nguyên nhân vμ kết quả, t−ơng tác lẫn nhau (Vagda,1983). “nhất thể” bao hμm một tầm nhìn rộng rãi, tuy nhiên nếu chú ý đến tổng thể, điều đó sẽ lấn át sự chú ý các mối liên kết vμ chi tiết. Trên nền tảng tổng thể, sẽ phân tích các lĩnh vực cụ thể của sự t−ơng tác, phụ thuộc lẫn nhau, quan hệ nhân quả về tự nhiên, xã hội, văn hoá...

Hình 5.4 : T−ơng tác giữa hệ xã hội vμ hệ sinh thái trong hệ sinh thái nhân văn (Nguồn Marten et al. 1986): Tμi nguyên thiên nhiên trong sơ đồ lμ đất, n−ớc vμ nguồn

Hình 5. 5: Sự tơng tác giữa hệ xã hội ngời vùng cao vμ hệ sinh thái vùng cao

Hình 5. 6: Sự thích ứng giữa hệ xã hội ngời kinh vμ hệ sinh thái vùng cao

(Lê Trọng Cúc, 1990)

Hình 5. 7: Sự tơng tác giữa hệ xã hội ngời kinh vμ hệ sinh thái vùng cao

(Lê Trọng Cúc 1990)

Một ví dụ về t−ơng tác giữa con ng−ời vμ hệ sinh thái

Ng−ời Kinh định c− trên vùng cao th−ờng có tỷ lệ tử vong cao, không phải vì ma quỉ bắt nh−ng vì muỗi Anopheles minimus mang mầm bệnh sốt rét, muỗi nμy chỉ phát triển ở suối quang đãng, nhiều ánh nắng vμ chảy. Canh tác với diện tích nhỏ trên vùng cao tạo điều kiện cho muỗi Anophèles phát triển lμ hậu quả của mở trống rừng tự nhiên vμ phơi dμi dòng suối d−ới ánh mặt trời. Do vậy, ng−ời dân tộc thiểu số canh tác rẫy lμ để giảm thiểu tai hoạ chết ng−ời do muỗi Anoph gây ra. Đồng thời họ lμm nhμ sμn cao trên 2m, muỗi bay không quá 1m cao, bếp lửa lại ở trong nhμ để xua muỗi, d−ới nhμ chăn nuôi gia súc cám dỗ muỗi (hình 5.4). Trong khi ng−ời Kinh có tập quán lμm nhμ có nền, chuồng trại vμ bếp núc xa nơi ở, nơi ngủ, nên th−ờng bị muỗi Anophèle tác kích (hình 5.6) cho nên tỷ lệ bệnh sốt rét nhiều hơn ng−ời dân tộc cùng một địa điểm sống trên vùng cao. Bằng phun thuốc trừ muỗi vμ ngủ mùng, tỉ lệ tử vong giảm, lôi kéo ng−ời Kinh di dân lên vùng cao, d−ới ức ép gia tăng dân số, nông dân di c− phá rừng lμm ruộng bậc thang, khai phá dòng suối thμnh ruộng lúa n−ớc, giảm điều kiện cho muỗi sinh tr−ởng (Hình 5. 5). Chính họ đã biến cải hệ sinh thái vùng cao thμnh nơi thuận lợi để định c−, đây cũng lμ nguyên nhân lμm mất rừng vμ suy thoái tμi nguyên vùng cao.

Tμi liệu tham khảo:

1. A report on a preliminary human ecology field study of three district in Vinh Phu Province, Hawaii.

2. Đμo Thế Tuấn, 1995. Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hμ Nội 3. Lê Trọng Cúc et al, 1990. Agroecosystems of the midlands of Northern Vietnam. 4. Lê Trọng Cúc, Terry Rambo, 1995. Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt Nam,

NXB Nông nghiệp, Hanội.

5. Lovelace, W.G.1984, Human ecology: A conceptual framework for research and development in community and social forestry. Regional workshop on socio- economic aspects of community/social forestry in Asia and the Pacific region .Bangkok

6. Maldague, M. 1998. Notions d aménagement et de dévelopement intégrés: concepts, methodes, stratégies. UNESCO.

7. Nguyễn Bá Ngãi, 2002: Nghiên cứu cơ sở khoa học vμ thực tiênc cho quy hoạch phát triển Lâm nông nghiệp vùng Trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ nông nghiệp - 2002.

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 80 - 85)