Các loại hình kiến thức bản địa

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 97 - 100)

- Nôn g lâm kết hợp Đa dạng

2.Các loại hình kiến thức bản địa

Theo IIRR(1999), kiến thức bản địa có thể phân ra các loại hình nh− sau (hình 7.1):

Thông tin

Hệ thống thông tin về cây cỏ, thực vật có thể đ−ợc trồng trọt hay canh tác tốt cùng tồn tại với nhau trên cùng một diện tích canh tác nhất định hay những chỉ số về thực vật. Các câu chuyện, thông điệp đ−ợc truyền lại bằng các vết đục, chạm khắc hay viết trên các thẻ trúc (Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan...), các dạng l−u truyền dân gian, hệ thống trao đổi thông tin truyền thống.

Thực tiễn vμ kỹ thuật

Kiến thức bản địa bao gồm kỹ thuật về trồng trọt vμ chăn nuôi, vμ ph−ơng pháp l−u trữ giống, chế biến thức ăn, kỹ năng chữa bệnh cho ng−ời vμ gia súc, gia cầm.

Tín ng−ỡng

Tín ng−ỡng có thể đóng vai trò cơ bản trong sinh kế, chăm sóc sức khỏe vμ quản lý môi tr−ờng của con ng−ời. Những cánh rừng thiêng (rừng ma) đ−ợc bảo vệ với những lý do tôn giáo. Những lý do nμy có thể duy trì những l−u vực rộng lớn đầy sức sống. Những lễ hội tôn giáo có thể lμ cơ hội bổ sung thực phẩm, dinh d−ỡng cho những c− dân địa ph−ơng khi mμ khẩu phần hμng ngμycủa họ lμ rất ít ỏi.

Công cụ

Kiến thức bản địa đ−ợc thể hiện ở những công cụ lao động trang bị cho canh tác vμ thu hoạch mùa mμng. Công cụ nấu n−ớng cũng nh− sự thực hiện các hoạt động đi kèm.

Vật liệu

Kiến thức bản địa đ−ợc thể hiện với vật liệu xây dựng, vật liệu lμm đồ gia dụng cũng nh− tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm canh tác, sử dụng tμi nguyên thiên nhiên lμ một hệ thống kiến thức bất thμnh văn đ−ợc truyền thụ từ đời nμy sang đời khác bao gồm cả việc thử nghiệm phi chính thức, học hỏi kinh nghiệm của từng nhóm ng−ời dân địa ph−ơng, đối với từng lĩnh vực cụ thể liên quan đến truyền thống, vμ mục đích sử dụng tμi nguyên (Hoμng, 1999). Ng−ời nông dân th−ờng tích lũy kinh nghiệm trong quá trình canh tác, thuần hóa các loại cây trồng vật nuôi, giới thiệu các nguyên liệu giống mới cho hệ thống canh tác đặc hữu. Nhiều kết quả chữa bệnh đặc biệt đ−ợc tích lũy qua kinh nghiệm sử dụng nguồn sinh vật (động thực vật, khoáng sản) địa ph−ơng.

Tμi nguyên sinh học

Kiến thức bản địa đ−ợc thể hiện thông qua quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng.

Tμi nguyên nhân lực

Nhiều chuyên gia có chuyên môn cao nh− thầy lang, thợ rèn ... có thể coi nh− đại diện của dạng kiến thức bản địa. Trong dạng nμy có thể thấy ở các tổ chức địa ph−ơng nh− nhóm họ tộc, hội đồng giμ lμng tr−ởng tộc, các nhóm tổ chia sẻ hoặc đổi công.

Giáo dục

Ph−ơng pháp truyền thụ kiến thức truyền thống, cách truyền nghề cho các thợ học việc, học hỏi thông qua sự quan sát vμ những thực nghiệm, thực hμnh tại chỗ.

Không phải tất cả mọi ng−ời trong cộng đồng có cùng chung vμ giống nhau về kiến thức kỹ thuật bản địa (Swift, 1979). Thông th−ờng những ng−ời giμ cả có kiến thức phong phú hơn ng−ời trẻ tuổi (IIRR, 1999). Tuy nhiên trong thực tế các thμnh phần khác nhau của xã hội có thể biết những tri thức khác nhau vμ đ−ợc phân biệt với các dạng, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ văn hóa... Tri thức thông th−ờng, phổ biến thì đ−ợc mọi giới mọi ng−ời biết đ−ợc ví dụ cách nấu cơm, hay lμm thức ăn thông th−ờng đơn giản. Tuy nhiên đối với những tri thức đặc hữu, sự chia sẻ kiến thức không đ−ợc phổ cập mμ chỉ cho một vμi giới hay ng−ời trong cộng đồng. Ví dụ: những trẻ chăn thả gia súc th−ờng có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc gia súc hơn những trẻ khác. Một số bμi thuốc chữa bệnh đ−ợc truyền lại cho tr−ởng nam (ng−ời Kinh vμ ng−ời các dân tộc thiểu số Trung bộ) hoặc trong phạm vi những ng−ời con gái trong gia đình (Ng−ời Thái ở Sơn La vμ Nghệ An). Vμi ngμnh nghề truyền thống đ−ợc truyền lại chặt chẽ hơn nữa chỉ dμnh cho một số rất ít ng−ời nhằm duy trì nghề nghiệp vμ bí mật nghề nghiệp.

Các dạng tri thức có quan hệ đến tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa, phân bố lao động trong gia đình hay trong cộng đồng, nghề nghiệp, môi tr−ờng, địa vị xã hội, kinh nghiệm, lịch sử... (IIRR, 1999; Swift, 1979). Phân bố tri thức bản địa theo các kiểu trên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công việc với tối −u hóa trong kết quả vμ hiệu suất công việc.

Có thể thấy 5 dạng ng−ời đóng vai trò truyền thông vμ l−u trữ tri thức trong cộng đồng (Mundy vμ Compton, 1992), đ−ợc thống kê sau:

Các chuyên gia địa ph−ơng hay theo cách gọi của McCorkle vμ ctv (1988) lμ những

nhμ thông thái địa ph−ơng có tầm hiểu biết rộng rãi, th−ờng đ−ợc thỉnh cầu ý kiến bởi cộng đồng c− dân địa ph−ơng, cả 2 giới đều có thể có những đại diện nμy trong kết quả điều tra của Norem vμ ctv (1988).

Các nhμ chuyên nghiệp địa ph−ơng (Indigenous professionals)

Lμ một dạng đặc biệt của các chuyên gia địa ph−ơng, những ng−ời nμy có kiến thức không rộng rãi vμ thông thái trong cộng đồng nh−ng những gì họ biết lμ nhóm kiến thức đ−ợc giữ bí mật với những ng−ời khác trong cộng đồng nh− lμ thầy lang, thầy phù thủy, thợ rèn, thợ sơn trμng.

Nhμ cải cách (Innovator)

Lμ ng−ời hiểu biết thuộc nhóm nμy có thể phát triển ý t−ởng bởi chính họ, hoặc giới thiệu ý t−ởng đã đ−ợc quan sát sâu sắc cho cộng đồng thử nghiệm, họ cũng có thể lμ ng−ời giới thiệu ý t−ởng ngoại lai vμo cộng đồng.

Ng−ời trung gian (Intermediary)

Lμ nhóm ng−ời chuyển giao thông tin từ nơi nμy đến nơi khác vμ giới thiệu ý t−ởng thử nghiệm cho cộng đồng c− dân địa ph−ơng, nhóm thông tin nμy có thể trở thμnh tri thức bản địa theo sự thử nghiệm vμ điều chỉnh theo điều kiện địa ph−ơng.

• Ng−ời dễ tiếp nhận (Recipient-disseminator)

Lμ những ng−ời dễ tiếp nhận nhóm tri thức ngoại lai hoặc tự nghiên cứu thử nghiệm nhằm tạo nhóm tri thức bản địa theo thời gian.

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 97 - 100)