Áp dụng ph−ơng pháp PRA trong đánh giá nhu cầu đμo tạo

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 162 - 163)

- Xác định các nhu cầu thực tiễn do phụ nữ vμ nam giới đ−a ra để cải thiện

4. Tiếp cận có sự tham gia trong khuyến nông khuyến lâm

2.2.3. áp dụng ph−ơng pháp PRA trong đánh giá nhu cầu đμo tạo

Sử dụng kết quả PRA để xác định nhu cầu đμo tạo

Khi thực hiện các công cụ PRA, nông dân luôn nêu lên các khó khăn mμ họ gặp phải, đồng thời cũng đề ra những giải pháp khắc phục. Trong các khó khăn vμ giải pháp đó có những khó khăn về kiến thức vμ kinh nghiệm sản xuất, vμ những nhu cầu học tập. Nh− vậy, kết quả PRA cũng chỉ ra nhu cầu đμo tạo vμ chuyển giao kiến thức cho nông dân. Tuy nhiên, những nhu cầu đμo tạo của nông dân thể hiện trong kết quả PRA ch−a cụ thể vμ chi tiết cho từng đối t−ợng nông dân. Mặc dù vậy cán bộ khuyến nông khuyến lâm căn cứ vμo kết quả nμy để có thể vạch ra các ch−ơng trình đμo tạo vμ chuyển giao kiến thức cho nông dân. Việc xác định nhu cầu đμo tạo căn cứ bản dự thảo kế hoạch hμnh động của thôn. Từ ch−ơng trình huấn luyện đμo tạo do nông dân đề xuất xác định đ−ợc các khoá vμ nội dung đμo tạo.

Sử dụng kỹ thuật PRA để đánh giá nhu cầu đμo tạo

PRA chuyên đề đánh giá nhu cầu đμo tạo chỉ thực hiện khi cần có các thông tin chi tiết về nhu cầu đμo tạo, đặc biệt lμ xác định nhóm đối t−ợng cụ thể cho thôn, bản vμ các mục tiêu, nội dung vμ ph−ơng pháp đμo tạo cho phù hợp cho từng đối t−ợng. Quá trình tổ chức PRA chuyên đề đánh giá nhu cầu đμo tạo cần đ−ợc tổ chức linh hoạt vμ sử dụng mềm dẻo các công cụ PRA thích hợp. Sau đây lμ một số ph−ơng pháp vμ công cụ PRA th−ờng đ−ợc sử dụng trong đánh giá nhu cầu đμo tạo cho nông dân:

+ Họp dân : Họp dân toμn thôn để xác định nhu cầu chung về đμo tạo vμ chuyển giao kiến thức của toμn thôn, bản, xác định −u tiên vμ nhóm sở thích. Nếu trong kết quả PRA đã thể hiện rõ các nhu cầu trên thì không cần sử dụng công cụ nμy.

+ Thảo luận nhóm: Các nhóm đối t−ợng đ−ợc xác định dựa vμo các nhóm cùng sở thích hay những ng−ời có cùng nhu cầu học vấn. Mỗi nhóm đ−ợc tổ chức thảo nhằm xác chi tiết nhu cầu đμo tạo, nội dung vμ ph−ơng pháp đμo tạo của từng nhóm. Nội dung đμo tạo đ−ợc xác định chi tiết theo kiến thức vμ kỹ năng.

+ Phỏng vấn cá nhân: Một số cá nhân nông dân ở mỗi nhóm đối t−ợng đ−ợc lựa chọn để phỏng vấn. Mỗi nhóm chọn 3-5 nông dân có kinh nghiệm sản xuất để phỏng vấn. Kỹ thuật phỏng vấn linh hoạt đ−ợc sử dụng nhằm khai thác tối đa ý kiến của nông về kiến thức, kỹ năng, nội dung vμ ph−ơng pháp đμo tạo. Ngoμi các cuộc phỏng vấn nông dân cũng cần tiến hμnh phỏng vấn một số lãnh đạo thôn, xã, đại diện các tổ chức quần chúng nh− thanh niên, phụ nữ..., các thầy cô giáo đang dạy tại thôn bản.

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương (Trang 162 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)