Nguyên tắc xác định và đánh giá các nguồn tài liệu (viết hay lời kể) và sự “say mê” đối với các dữ liệu

Một phần của tài liệu Đào tạo trong xã hội học và nhân học: phương pháp và sự linh hoạt, điều tra điền dã và tổ chức thu thập dữ liệu (Trang 48 - 49)

- Hình thành m)t khun gi utra bán m, tp trung vào các i!m mâu thun gi3a di"n ngơn và th4c t quan sát

Nguyên tắc xác định và đánh giá các nguồn tài liệu (viết hay lời kể) và sự “say mê” đối với các dữ liệu

(viết hay lời kể) và sự “say mê” đối với các dữ liệu định lượng (khơng được kiểm nghiệm)

Câu này đặt vấn đề nguồn tài liệu sử dụng bởi nĩ cĩ các con số (“Hàng nghìn hộ gia đình địa phương cung cấp các dịch vụ”). Con số này cĩ phải là kết quả của một quan sát điền dã, một điều tra định lượng và tồn bộ được tiến hành ở cấp độ xã, hoặc trong diễn ngơn của một người nào đĩ? Cho dù thế nào đi chăng nữa thì điều đĩ cũng cần phải được chỉ rõ bởi đĩ là một dữ liệu “thứ cấp” chỉ cĩ thể được coi là chính xác khi được so sánh với các dữ liệu điền dã khác: nguyên tắc tập hợp và so sánh nguồn tài liệu được gọi là “hình tam giác”.

Nếu bây giờ chúng ta so sánh câu phát biểu trên (cĩ nghĩa là ít nhất là 1000 hộ gia đình) với tổng số dân số xã, chúng ta sẽ đạt được một số phần trăm rất lớn (ít nhất là 50 %). Vậy điều tra điền dã cĩ cho phép kiểm nghiệm số phần trăm đĩ khơng? Trong điều kiện là nhĩm nghiên cứu chỉ phỏng vấn 16 gia đình, các dữ liệu định lượng được đưa ra như vậy làm mất tính chính xác của lập luận của bạn. Vì vậy, phải hết sức thận trọng để văn bản của các bạn cĩ lơ-gic và chặt chẽ; trong trường hợp ví dụ trên, các bạn đã cho thấy cĩ sự lẫn lộn giữa một diễn ngơn tổng hợp của một hay nhiều tác nhân và một dữ liệu định lượng. Một văn bản thiếu lơ-gic là một văn bản khơng cĩ giá trị khoa học. Trong trường hợp cụ thể này, vấn đề phương pháp đáng lẽ phải được đặt ra trước khi viết báo cáo cĩ thể được chia ra làm bốn giai đoạn: a) ai đã đưa ra thơng tin về “hàng nghìn gia đình địa phương” làm việc này hay việc kia?; b) nếu đĩ là sản phẩm của một diễn ngơn của một người thì cần phải đặt câu hỏi về mức độ tin cậy của thơng tin đĩ (kiến thức của các bạn về bối cảnh địa phương cho phép đánh giá thơng tin này); c) câu hỏi: làm sao chúng ta cĩ thể kiểm tra dữ liệu đĩ?; d) câu trả lời: bằng việc tổng hợp và so sánh các nguồn tài liệu cĩ nguồn gốc khác nhau.

Nếu bởi các điều kiện hạn chế đặc biệt (về thời gian hoặc các hạn chế khác), bạn khơng cĩ khả năng tiếp cận thực địa để thu thập thơng tin bổ sung, thì việc sử dụng thơng tin này cần được hạn chế ở mức độ giả thuyết hoặc phân tích diễn ngơn, nhưng khơng thể được trình bày như một sự việc cĩ thật.

Trích dẫn (nhĩm 2)

> “Theo số liệu thống kê năm 2007, xã Đại Đình cĩ 2140 hộ gia đình.

Hàng nghìn hộ gia đình địa phương cung cấp các dịch vụ liên quan đến các lễ hội tơn giáo và hoạt động du lịch: chụp ảnh, bán đồ trang sức, đồ cúng, mang vác hàng hĩa...”

Một phần của tài liệu Đào tạo trong xã hội học và nhân học: phương pháp và sự linh hoạt, điều tra điền dã và tổ chức thu thập dữ liệu (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)