D ul ch tâm linh – u lch thng cnh
5. Xử lý dữ kiện
Cần nhớ rằng tất cả các dữ kiện đều phải nằm dưới dạng văn bản (các cuộn băng ghi âm đều phải được gỡ băng và ghi ra giấy) thì mới cĩ thể sử dụng được – nĩi chung là trong các cuốn tập, cuốn sổ hoặc các hồ sơ. Các dữ kiện được chia thành năm loại chính như sau:
- các cuộc phỏng vấn (gỡ băng ghi ra giấy, hoặc là những ghi chép)
- các cuộc quan sát (ghi chép mơ tả)
- các tài liệu liệt kê (bảng biểu, danh sách, số liệu, sơ đồ, bản đồ)
- các tài liệu văn bản
- các ghi chép và suy nghĩ cá nhân (những hướng nghiên cứu, các giả thuyết, bình luận, nhật ký điền dã…).
Tất cả những giấy tờ ấy (nĩi cho đơn giản là tất cả những cuốn tập ấy) đều phải được đánh số trang, và
mã hĩa (chẳng hạn cuốn tập EF-A-3 là cuốn tập số 3 của cuộc điều tra về đất đai [EF – enquête foncière] tại Ayorou, cĩ số trang từ 1 cho tới 95).
Cơng việc xử lý dữ kiện, vốn được tiến hành sau mỗi
đợt điều tra điền dã, bao gồm nhiều thao tác như: đọc hay đọc lại các dữ kiện, đánh dấu những đoạn đáng chú ý nhất, liệt kê và sắp xếp các dữ kiện sao cho thuận tiện cho việc tìm lại dễ dàng khi nào cần đến. Điều này cĩ nghĩa là chọn lọc ra trong khối lượng các dữ kiện, tức là trong các cuốn tập, những thơng tin quan trọng nhất - những thơng tin sẽ được sử dụng trong bài báo cáo nghiên cứu, và sắp xếp chúng lại như thế nào đĩ để cĩ thể sau này tìm ra được chúng dễ dàng.
Để chọn lọc, người ta thường gạch dưới, hoặc bơi bằng bút màu, hoặc đánh dấu ngồi lề. Dĩ nhiên người ta khơng bao giờ sử dụng tất cả các dữ kiện thu thập được, vì thế cần lưu ý những điểm đáng lưu tâm nhất nhằm chuẩn bị cho việc viết bản báo cáo hoặc bài tiểu luận. Và, trong số những chỗ đã được chọn lọc đĩ, cuối cùng thì cũng chỉ cĩ một phần nhỏ là sẽ được đưa vào trong văn bản báo cáo dưới dạng trích dẫn, thí dụ hoặc trường hợp cụ thể…
Để sắp xếp, người ta cĩ thể làm nhiều cách khác nhau, dưới dạng “thủ cơng” hoặc đưa vào trong máy vi tính.
Sắp xếp thủ cơng
Cĩ hai cách sắp xếp thủ cơng mà người ta thường áp dụng.
Mã hĩa các cuốn tập gốc
Người ta sẽ tiến hành mã hĩa ở bên lề trong các cuốn tập gốc, bằng cách cho những “từ khĩa” vào bên cạnh những đoạn quan trọng. Trước đĩ, người ta đã phải thiết lập một danh sách từ khĩa ban đầu, xuất phát từ cách đặt vấn đề của đề tài nghiên cứu, dựa vào đĩ người ta cố gắng xếp tất cả các dữ kiện vào các từ khĩa ấy. Mỗi từ khĩa cĩ một phiếu riêng. Trong quá trình đọc lại các cuốn tập ghi chép điền dã (vừa đọc vừa bơi bằng bút màu chẳng hạn), người ta ghi ở bên lề từ khĩa tương ứng với đoạn ghi chép. Đồng thời, người ta ghi vào phiếu từ khĩa những chỗ cĩ nhắc tới từ khĩa này (ở trang mấy của cuốn tập nào; người ta cũng cĩ thể ghi thêm vào phiếu một ý tĩm tắt rất ngắn, một dịng chẳng hạn, tùy theo cách làm của từng nhà nghiên cứu). Cuối cùng, mỗi phiếu từ khĩa sẽ cĩ một danh sách bao gồm tồn bộ những địa chỉ của các đoạn (nằm trong các cuốn tập) cĩ liên quan tới từ khĩa này. Dĩ nhiên cùng một đoạn cĩ thể liên quan tới nhiều từ khĩa khác nhau. Thực ra, một từ khĩa là một thứ mơ-đuyn, cĩ thể được triển khai thành một phần nằm trong một chương nào đĩ trong bản báo cáo cuối cùng.
Lấy thí dụ: một đoạn của cuộc phỏng vấn trong cuốn tập EF-A-3, trang 4, liên quan tới những tranh chấp đất đai, sẽ được ghi ở bên lề là “tr.chấp-đất” (trong bản tiếng Pháp: những đoạn liên quan tới conflits fonciers
[= tranh chấp đất đai] sẽ được ghi ở bên lề là “co-fon”); từ khĩa này cũng sẽ được ghi ở bên lề tất cả những đoạn cĩ liên quan tới chủ đề này nằm trong cuốn tập này (cũng cĩ thể ghi thêm một từ khĩa khác trong cùng một đoạn, chẳng hạn “thân tộc” hoặc “đảng phái chính trị”). Mặt khác, trên phiếu từ khĩa “tr.chấp-đất”, chúng ta sẽ ghi như sau: EF-A-3, tr.4, bên cạnh những nguồn khác trên cuốn tập này hay những cuốn tập khác cĩ liên quan đến tranh chấp đất đai. Trong lúc tiến hành xử lý các dữ kiện, chúng ta sẽ “sản xuất” ra thêm những từ khĩa mới cho những chủ đề chưa được dự kiến trong danh sách từ khĩa ban đầu.
Xây dựng các tập hồ sơ xếp theo chủ đề bằng cách photocopi
Chúng ta cũng cĩ thể sử dụng máy photocopi, kéo và hồ dán. Thay vì mã hĩa mỗi đoạn đáng chú ý trong các cuốn tập gốc, chúng ta photocopi lại trang này và xếp nĩ vào trong một tập hồ sơ mang tên từ khĩa như nĩi trên. Đoạn EF-A-3, tr.4 trong thí dụ nĩi trên sẽ được photocopi và đưa vào trong một sơ-mi mang tên “tranh chấp đất đai” cùng với những đoạn khác nằm trong các cuốn tập khác liên quan đến cùng một chủ đề này. Như vậy, mỗi tập hồ sơ tương ứng với một từ khĩa. Nếu một đoạn cĩ liên quan tới hai từ khĩa, chúng ta sẽ photocopi ra hai bản. Cuối cùng chúng ta sẽ cĩ những tập hồ sơ chứa đựng tất cả những dữ kiện đã được xếp loại (dưới dạng photocopi) mà khơng cần phải truy tìm ngược lại các cuốn tập gốc.
Sắp xếp trong máy tính
Điều cần thiết trước tiên là tất cả mọi cuốn tập ghi chép dữ kiện đều đã phải được đánh máy vào trong máy vi tính. Làm việc này dĩ nhiên sẽ mất nhiều thời gian. Sau đĩ, chúng ta sẽ phải sử dụng một phần mềm phân tích định tính (khác với phần mềm phân tích nội dung), nhờ đĩ chúng ta cĩ thể chọn lọc ra các đoạn và cho từ khĩa cho các đoạn này – phần mềm sẽ tự động xếp các đoạn cùng từ khĩa vào những hồ sơ tương ứng (cũng tương tự như cách thức sắp xếp thủ cơng nĩi trên).
Cũng cĩ những hệ thống xử lý khác nữa. Cái quan trọng là làm sao tìm được (hoặc tự mình chế biến ra) một hệ thống xử lý mà mình cảm thấy thuận tiện nhất. Nhưng dù sao thì vẫn phải cĩ một hệ thống xử lý !