- Hình thành m)t khun gi utra bán m, tp trung vào các i!m mâu thun gi3a di"n ngơn và th4c t quan sát
Thành viên trong nhĩm: Julie Baillet, Chu Hải Vân, Đặng Phương, Trần Anh Đào
dự án, trong khi đây là một thơn sản xuất nơng nghiệp với 670 nhân khẩu trong đĩ gần một nửa ở độ tuổi lao động chính (khoảng 300 người). Việc thiếu đất sản xuất và xuất hiện nhiều cơ hội kinh tế mới (chủ yếu gắn với phát triển du lịch) là động lực khiến cho các hoạt động kinh tế của người dân trong thơn phân hĩa theo chiều hướng năng động và đa dạng.
Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội của thơn Đèn Thõng được các cán bộ xã Đại Đình và thơn Đèn Thõng nhận định là theo hướng tích cực khi họ đưa ra những con số khả quan về mức sống của người dân: thu nhập bình quân đầu người là 6-7 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo thấp (chỉ chiếm cĩ 16/165 tổng số hộ tồn thơn; 100% hộ cĩ nhà xây gạch và/hoặc cao tầng, một xe gắn máy. Những chỉ số này được đánh giá là tốt hơn nhiều so với 14 thơn cịn lại của xã Đại Đình. Xu hướng phát triển này của thơn bắt đầu kể từ năm 1991 - thời điểm khu di tích Tây Thiên được cơng nhận là Danh thắng cấp Quốc gia -, cĩ sự đột phá vào những năm 1996 –1998, và tiếp tục tăng dần đều cho đến nay.
Trong khuơn khổ một chương trình nghiên cứu thực địa được chia làm bốn hướng nghiên cứu, vấn đề chung đặt ra ban đầu là “Phân tích tình hình kinh tế và xã hội của thơn Đèn Thõng: lịch sử của quá trình này, việc phân chia các lĩnh vực hoạt động và các động năng mới đây”. Nhĩm 1 tập trung nghiên cứu chủ đề
“Quan hệ họ hàng và phả hệ: đan chéo giữa các nguồn tư liệu văn bản và lời kể”. Vấn đề này xem ra cĩ vẻ trừu tượng nhưng lại cần thiết cho việc khởi đầu một nghiên cứu lâu dài các mạng lưới quan hệ xã hội, trong đĩ cĩ quan hệ họ hàng, trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội của một trong những cộng đồng nơng thơn vùng trung du Bắc bộ.
Chỉ trong ba ngày làm việc trên thực địa, bốn thành viên của nhĩm phải cùng nhau thực hiện nhiệm vụ tập hợp và đối chiếu các thơng tin thu được qua các nguồn khác nhau: tài liệu hành chính (sổ Hộ khẩu, sổ Hộ tịch, sổ ghi chép của các bộ chuyên trách); văn bản lưu giữ của các dịng họ và gia đình (gia phả và tộc phả); mơ tả của các chủ thể thuộc một số dịng họ và gia đình thơng qua phỏng vấn sâu. Mục đích của chúng tơi là kiểm chứng xem các dữ kiện nĩi và viết bổ sung cho nhau như thế nào, liên kết như thế nào hay phản chứng lại nhau như thế nào, để nhằm đem lại ý nghĩa cho một hiện thực mang tính địa phương, thoạt nhìn thì dường như cĩ vẻ đơn giản và mang tính đơn nghĩa.