Thí dụ: những qui định dành cho các điều tra viên của LASDEL

Một phần của tài liệu Đào tạo trong xã hội học và nhân học: phương pháp và sự linh hoạt, điều tra điền dã và tổ chức thu thập dữ liệu (Trang 81)

D ul ch tâm linh – u lch thng cnh

2. Thí dụ: những qui định dành cho các điều tra viên của LASDEL

viên của LASDEL

Để đưa ra một thí dụ về một số điểm vừa nĩi trên, dưới đây là phiếu hướng dẫn được phân phát cho các điều tra viên của Trung tâm LASDEL, và phiếu phỏng vấn cần điền vào.

1.1. Trong quá trình điều tra

Kiểm tra xem máy ghi âm cĩ chạy tốt hay khơng trước cuộc phỏng vấn; mang theo sẵn pin và băng cát-xét dự trữ để thay thế.

Lúc đi phỏng vấn, phải luơn luơn đem theo bản danh sách các vấn đề cần tìm hiểu (= những vấn đề tổng quát hoặc cụ thể của cuộc nghiên cứu mà chúng ta đã đặt ra – cái mà chúng tơi gọi là “bản phác thảo phỏng vấn” [“canevas d’entretien”]); đừng ngần ngại xem lại bản này trong quá trình phỏng vấn; nhưng đừng dùng nĩ như một bản câu hỏi (questionnaire) (xem phần sau).

Luơn luơn cĩ một cuốn sổ ghi chép, và luơn luơn sử dụng nĩ, kể cả lúc ghi âm (và ghi vào đĩ hoặc là những nhận xét về thái độ của người được phỏng vấn, hoặc là những câu hỏi mới mà chúng ta cần đào sâu thêm trong quá trình phỏng vấn).

Đơi khi cũng cần phải tắt máy ghi âm, hoặc khơng sử dụng máy ghi âm, nếu điều này cĩ vẻ như làm cho người đối thoại cảm thấy lúng túng: trong trường hợp này, cần ghi chép thật kỹ lưỡng.

Luơn luơn ghi chép lại sau khi cĩ những cuộc nĩi chuyện khơng chính thức thú vị (ngồi những cuộc phỏng vấn chính thức); đồng thời, cũng cần ghi lại những nhận xét cá nhân, những giả thuyết mới, những điểm cần theo dõi tìm hiểu thêm...

Đừng ngần ngại hỏi những câu mà điều tra viên thấy rằng câu trả lời sẽ quá hiển nhiên ; kể cả nếu câu trả lời là hiển nhiên đối với người được phỏng vấn, người ta vẫn cĩ thể hỏi họ rằng “tại sao lại như thế? tại sao người ta nĩi rằng…?...”

Sau khi phỏng vấn, ghi lại trên cuốn băng cát-xét một con số với mã số của điều tra viên và mã số của cuộc điều tra, thời điểm và địa điểm diễn ra cuộc phỏng vấn, tên của người được phỏng vấn.

1.2. Gỡ băng ghi âm và nhập liệu

Luơn luơn đánh số trang các cuốn sổ ghi chép, và cho mỗi cuốn sổ một mã số.

Bất cứ bản văn gỡ băng hay bản dịch nào của một cuộc phỏng vấn ghi âm cũng đều phải mang tiêu đề bao gồm:

- Tên của điều tra viên - Số của cuốn băng cát-xét - Tên của người được phỏng vấn

- Thời điểm và địa điểm diễn ra cuộc phỏng vấn.

Một cuộc phỏng vấn ghi âm cũng phải được gỡ băng [tức là đánh máy lại] một cách trọn vẹn, chứ khơng bao giờ được tĩm tắt.

Cho thêm các dấu chấm, dấu phẩy… vào trong bản văn gỡ băng.

Thêm vào ở phần cuối của đoạn gỡ băng phỏng vấn

những nhận xét mà bạn đã ghi vào cuốn sổ trong lúc phỏng vấn.

Hãy nhập liệu (tức là đánh máy vào máy vi tính) những ghi chú mà bạn đã viết sau những cuộc trị chuyện khơng chính thức khơng ghi âm, cũng như các nhận xét (cũng mang những nội dung tiêu đề giống như bản gỡ băng một cuộc phỏng vấn).

Hãy điền vào phiếu phỏng vấn sau mỗi lần gỡ băng phỏng vấn.

Sửa lại các bản nhập liệu bằng cách thường xuyên xem lại bản gốc, kiểm tra lại các tiêu đề, và nếu cần, cho thêm các dấu chấm, dấu phẩy…

Một phần của tài liệu Đào tạo trong xã hội học và nhân học: phương pháp và sự linh hoạt, điều tra điền dã và tổ chức thu thập dữ liệu (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)