Nhĩm chiến lược

Một phần của tài liệu Đào tạo trong xã hội học và nhân học: phương pháp và sự linh hoạt, điều tra điền dã và tổ chức thu thập dữ liệu (Trang 91 - 93)

D ul ch tâm linh – u lch thng cnh

Nhĩm chiến lược

Chính là theo ý nghĩa của Evers (Evers và Schiel, 1988) mà chúng tơi muốn vay mượn để hiểu khái niệm nhĩm chiến lược. Theo nhà xã hội học người Đức này, vấn đề là làm sao đưa ra được một thuật ngữ khác với phạm trù “giai cấp xã hội” (“classe sociale”) vốn quá cứng nhắc, quá máy mĩc, quá kinh tế, quá phụ thuộc vào một lối phân tích mác-xít dựa trên “các quan hệ sản xuất” (tuy nhiên, người ta cũng khơng nên quên rằng

khá nhiều nhà nghiên cứu phi mác-xít cũng đã áp dụng lối phân tích dựa trên “giai cấp xã hội”). Như vậy, các nhĩm chiến lược chính là những tập hợp xã hội cụ thể hơn, với đặc trưng hình học đa dạng, vốn bảo vệ những lợi ích chung, đặc biệt thơng qua hành động xã hội và chính trị.

Nhãn giới này mang tính chất thực tiễn hơn, gần với những thực tại thường nghiệm hơn, thay vì phải định nghĩa một cách tiên nghiệm (a-priori) những tiêu chuẩn cấu tạo nên các nhĩm xã hội. Nhãn giới này giúp chúng ta nhận diện ra được những nhĩm cĩ liên quan trực tiếp tới một vấn đề nhất định nào đĩ xuất phát từ việc phân tích các hình thức hoạt động cụ thể nhằm chiếm hữu các nguồn lực. Dù vậy, điều này khơng cĩ nghĩa là những cách phân loại xã hội “cổ điển” như giai cấp xã hội, “giới”, dân tộc, khơng cịn cĩ ích nữa. Nhưng những khái niệm này khơng cịn giá trị ưu thế về lý thuyết. Chúng cĩ thể chỉ cịn thích hợp một cách gián tiếp, với tư cách là những biến số cấu trúc vốn cấu tạo nên những cưỡng chế hoặc những nguồn lực đối với hoạt động chính trị.

Nhưng đối với Evers, các nhĩm chiến lược xét cho cùng vẫn cịn nằm ở cấp độ “vĩ mơ” tương tự như các giai cấp xã hội mà chúng thay thế, và chỉ tham gia trên bình diện đấu trường quốc gia, trên bình diện xã hội tổng thể, hay trong những quá trình lịch sử dài hạn. Mặt khác, ý nghĩa của khái niệm “hành động chiến lược” xét trên một bình diện tổng quát và tổng hợp như vậy cũng chưa phải đã thực sự rõ ràng. Người ta khơng hiểu làm thế nào mà các nhĩm chiến lược rộng lớn như vậy lại cĩ thể truyền thơng được với nhau về các chọn lựa chiến lược, cũng như làm sao phối hợp được hoạt động với nhau. Và cho dù Evers nhìn nhận khả năng lý thuyết rằng việc chiếm hữu các nguồn lực kinh tế cĩ thể là nền tảng của sự hình thành những nhĩm chiến lược, ơng ta vẫn khơng đưa ra bất cứ một cách phân loại nào đối với các hình thái chiếm hữu phi kinh tế. Chúng tơi đề nghị giải phĩng khái niệm “nhĩm chiến lược” khỏi cái định nghĩa kinh tế quá chật hẹp và cái ý nghĩa quá vĩ mơ, và làm cho nĩ trở nên một khái niệm hữu dụng ở cấp độ xã hội địa phương, nơi mà nĩ cĩ thể được sử dụng để quan sát các hình thức tương tác trực tiếp giữa các tác nhân cĩ hình hài cụ thể.

Cuối cùng, vấn đề làm sao biết được rằng những nhĩm chiến lược là những nhĩm “cĩ thực”, trong đĩ các thành viên ít nhiều gắn bĩ với nhau, cĩ cùng những chuẩn mực chung, những hình thức hành động tập thể hoặc những hình thái thảo luận nào đĩ, hay thực ra đấy chỉ là những tập hợp nhân tạo do nhà nghiên cứu xây dựng lên. Về điểm này, quan điểm của chúng tơi mang tính chất thực tiễn: ngay từ đầu, chúng tơi coi nhĩm chiến lược như là một giả thuyết làm việc của nhà nghiên cứu, như là một thứ “nhĩm ảo” cĩ khả năng giúp chúng ta đi tìm sự hội tụ của các chiến lược giữa

một số cá nhân nào đĩ mà chúng ta cĩ thể giả định là họ chia sẻ cùng một lập trường khi đứng trước cùng một “vấn đề” nào đĩ (dĩ nhiên cĩ thể là vấn đề kinh tế hoặc khơng phải là vấn đề kinh tế). Nĩi cách khác, khi đối diện với một “vấn đề” nhất định trong một bối cảnh xã hội nhất định, khơng phải là cĩ vơ vàn các thái độ và các kiểu ứng xử khác nhau: người ta thường nhận thấy chỉ cĩ một số thái độ và một số kiểu ứng xử nào đĩ mà thơi, cĩ vẻ như gắn liền với những kiểu liên hệ tương ứng nào đĩ giữa các tác nhân với “vấn đề” này, nghĩa là gắn liền với những vị trí xã hội của họ trong mối tương quan với vấn đề. Chính đây là một trong những mục tiêu của việc nghiên cứu, đĩ là cuối cùng xác định xem những nhĩm chiến lược mà nhà nghiên cứu đưa ra trong giả thuyết ban đầu cĩ “thực sự” tồn tại hay khơng ; nĩi cách khác, đĩ là khảo sát xem những tác nhân cĩ cùng một vị trí như nhau cĩ chia sẻ với nhau những hình thức tương tác hay thảo luận đặc thù nào đĩ hay khơng (một cách phi chính thức – chẳng hạn như cĩ phải là thành viên của mạng lưới nào đĩ, tham gia vào nhĩm nào đĩ, trung thành với nhĩm nào đĩ, hay một cách chính thức – thành viên của một định chế, một tổ chức). Trái với những định nghĩa xã hội học cổ điển về các nhĩm xã hội, các “nhĩm chiến lược” (ảo hay thực) theo ý kiến chúng tơi khơng phải là những cái gì đã được xác định một cách hồn hảo và cĩ thể áp dụng vào bất cứ vấn đề nào: chúng biến thiên tùy theo những vấn đề đang được xem xét, nghĩa là tùy vào những hồn cảnh và những vấn đề cụ thể ở từng địa phương. Đơi khi chúng cĩ thể liên quan tới những đặc trưng về vị thế hay về nghề nghiệp xã hội (giới tính, đẳng cấp, nghề nghiệp...), đơi khi chúng lại liên quan tới những mối quan hệ thân tộc hoặc những mạng lưới liên đới tương trợ nhau hoặc những mạng lưới thân quen, cĩ khi chúng lại cĩ liên quan tới những quá trình tiểu sử và những chiến lược cá nhân.

Tùy theo các bối cảnh hoặc các trường hợp cụ thể, một tác nhân xã hội cĩ thể là một thành viên tiềm năng của nhiều nhĩm chiến lược khác nhau, phụ thuộc vào những vai trị đặc thù của riêng người này. Khơng cĩ những lằn ranh cứng nhắc giữa các nhĩm chiến lược với nhau. Do đĩ, qui trình điều tra cần làm sao để cĩ thể từng bước bổ sung và hồn thiện cái sơ đồ giả thuyết ban đầu. Khái niệm nhĩm chiến lược là một khái niệm chủ yếu mang tính chất thực nghiệm và giúp chúng ta tìm tịi, khám phá. Nĩ chỉ đơn giản giả định rằng trong một tập thể nào đĩ, khơng phải mọi tác nhân đều cĩ cùng những lợi ích như nhau, những suy nghĩ như nhau, và rằng, tùy theo các “vấn đề” khác nhau, các quyền lợi và suy nghĩ của họ cĩ thể cố kết lại một cách khác nhau, nhưng chắc chắn khơng phải một cách ngẫu nhiên. Do đĩ, chúng ta cĩ thể lập những giả thuyết về cách thức hình thành những nhĩm chiến lược khi đứng trước một “vấn đề” nhất định nào đĩ: cuộc điều tra sẽ cho thấy những giả thuyết này đúng hay sai, cĩ cần phải cấu tạo lại các nhĩm chiến

lược theo dạng khác hay khơng, chúng cĩ thực sự tồn tại trong đời sống xã hội hay khơng, và chúng cĩ khả năng tạo ra những chiến lược tập thể và hình thành nên những quan hệ liên minh hay khơng.

Một phần của tài liệu Đào tạo trong xã hội học và nhân học: phương pháp và sự linh hoạt, điều tra điền dã và tổ chức thu thập dữ liệu (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)