CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN NGUỒN CHI PHÍ, NGUỒN VỐN VÀ QUỸ CƠ QUAN
4.6. KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH THU, CHI CHƯA XỬ LÝ 1 Nguyên tắc kế toán
4.6.1. Nguyên tắc kế toán
Kế toán các khoản chênh lệch thu, chi chưa xử lý cần tôn trọng các quy định sau:
- Chỉ hạch toán vào TK 421 số chênh lệch giữa thu và chi của các hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ được xác định tiêu thụ trong kỳ, hoạt động theo đơn đặt hàng, …
- Phải hạch toán chi tiết, rõ ràng chênh lệch thu chi của từng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước,…trên cơ sở đó thực hiện đúng đắn việc phân phối chênh lệch thu chi theo quy định của Nhà nước và làm nghĩ vụ với Nhà nước.
- Việc phân phối và sử dụng số chênh lệch thu, chi phải tuân thủ các quy định tài chính hiện hành áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.
4.6.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Tài khoản 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý. Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch giữa thu và chi của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác và việc xử lý số chênh lệch đó.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý:
Bên Nợ:
- Số chênh lệch chi lớn hơn thu hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kết chuyển số chênh lệch chi lớn hơn thu của các hoạt động thường xuyên, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác có thu và các hoạt động khác vào các tài khoản liên quan.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước.
- Kết chuyển số chênh lệch chi lớn hơn thu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kinh phí hoạt động thường xuyên, nguồn vốn kinh doanh hoặc trích lập các quỹ.
Bên Có:
- Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Số chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước. - Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác. - Kết chuyển số chênh lệch chi lớn hơn thu khi có quyết định xử lý.
Số dư bên Nợ:
Chênh lệch chi lớn hơn thu chưa xử lý.
Số dư bên Có:
Chênh lêch thu lớn hơn chi chưa xử lý.
Tài khoản 421 được mở các tài khoản cấp 2 như sau:
+ Tài khoản 4212 – Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh: Phản ánh việc hình thành số chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, kinh doanh và việc xử lý số chênh lệch này. + Tài khoản 4213 – Chênh lệch thu, chi hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước: Phản ánh số chênh lệch giữa thu theo giá thanh toàn lớn hơn chi thực tế của khối lượng công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng và việc trích lập quỹ từ số chênh lệch đó.
+ Tài khoản 4218 – Chênh lệch thu, chi hoạt động khác: Phản ánh chênh lệch thu, chi hoạt động sự nghiệp và các hoạt động khác ngoài nội dung đã phản ánh ơt TK 4212 và 4213.
4.6.3. Phương pháp kế toán
a. Cuối kỳ, kế toán tính toán và kết chuyển số chênh lệch giữa thu với chi của các loại hoạt động như sau:
- Nếu chênh lệch thu lớn hơn chi, kế toán ghi:
Nợ TK 531 – (Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh)
Nợ TK 5112 – { Số chênh lệch giữa giá thanh toán theo đơn đặt hàng > Chi phí thực hiện đơn đặt hàng (đối với hoạt động theo đơn đặt hàng )}
Có TK 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
- Nếu chênh lệch chi lớn hơn thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 421 (4212) – Chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD
Có TK 531 – (Đối với hoạt động SXKD)
b. Khi có quyết định xử lý chênh lệch thu lớn hơn chi hạch toán như sau: - Đối với đơn vị có hoạt động SXKD phải nộp thuế.
+ Khi xác định số thuế lợi tức đơn vị phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 421 (4212) – Chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD
Có TK 333 (3334) – Các khoản phải nộp Nhà nước
+ Cuối năm, khi quyết toán thuế được duyệt, xác định chính thức số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đối chiếu với số thuế đã tạm nộp và xử lý:
Nếu phải nộp thêm, kế toán ghi:
Nợ TK 421 (4212) – Chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD
Có TK 333 (3334) – Các khoản phải nộp Nhà nước (số còn thiếu) Nếu số đã tạm nộp lớn hơn số thực phải nộp theo quyết toán, kế toán ghi: Nợ TK 333 (3334) – Các khoản phải nộp Nhà nước (số nộp thừa)
Có TK 421 (4212) – Chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD Xử lý cố chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại, kế toán ghi:
Nợ TK 421(4212) – Chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD Có TK 431 – Quỹ cơ quan (phần trích lập quỹ cơ quan)
Có TK 461 (46121) – Nguồn kinh phí thường xuyên (phần tăng nguồn kinh phí hoạt động) Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (phần tăng nguồn vốn kinh doanh) + Bổ sung các nguồn kinh phí từ chênh lệch thu, chi, kế toán ghi:
Nợ TK 421 – CHênh lệch thu, chi chưa xửa lý Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản + Phản ánh số phải nộp lên cấp trên, kế toán ghi:
Nợ TK 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý Có TK 342 – Thanh toán nội bộ
c. Xử lý chênh lệch chi lớn hơn thu hoạt động sản xuất, kinh doanh: - Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Nếu số chênh lệch được chuyển trừ vào quỹ cơ quan, kế toán ghi: Nợ TK 431 – Quỹ cơ quan
Có TK 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý Nếu giảm trừ vào nguồn vốn kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý.
CÂU HỎI VÀ THỰC HÀNH BÀI TẬP CHƯƠNG 4
1. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí hoạt động ở đơn vị hành chính sự nghiệp?
2. Những điểm giống và khác nhau về quản lý và phương pháp kế toán nguồn kinh phí hoạt động ở đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy và đơn vị sự nghiệp công lập?
3. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí chương trình, dự án ở đơn vị hành chính sự nghiệp? 4. Nội dung, nguyên tắc kế toán nguồn vốn kinh doanh ở đơn vị hành chính sự nghiệp?
5. Sự khác nhau về phương pháp kế toán quyết toán nguồn kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước ở đơn vị hành chính sự nghiệp?
6. Nội dung các khoản chênh lệch thu, chi được phản ánh vào tài khoản 421 – chênh lệch thu, chi chưa xử lý ở đơn vị hành chính sự nghiệp?
7. Tự giả định và thực hành ghi sổ kế toán một sô nghiệp vụ kinh tế thuộc các phần hành kế toán đã được giới thiệu ở chương 4?