KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (Trang 52)

Sổ đăng ký

2.2.KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

2.2.1. Nội dung, nguyên tắc kế toán

Nội dung:

Đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các loại chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới 12 tháng (như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng,...) hoặc mua vào với mục đích bán chứng khoán khi có lời (như cổ phiếu, trái phiếu) để tăng thu nhập và các loại đầu tư khác như góp vốn, góp tài sản vào các đơn vị khác có thời gian thu hồi không quá một năm với mục đích tăng thu nhập.

- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn các đơn vị hành chính sự nghiệp được phép đầu tư gồm: + Trái phiếu: Trái phiếu công ty, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng.

+ Chứng khoán có giá trị khác

- Các khoản thu đầu tư ngắn hạn khác gồm: + Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

+ Chuyển tài sản, tiền vốn từ quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ các nguồn khác của ngân sách nhà nước cấp hoặc không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để góp vốn vào các đơn vị khác.

+ Dùng vốn huy động từ cá nhân, tổ chức khác để đemgóp vốn,... ∗ Nguyên tắc kế toán:

- Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ được áp dụng cho các đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và các đơn vị khác theo quy định của pháp luật. Không áp dụng cho những đơn vị sự nghiệp mà kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ và các đơn vị hành chính nhà nước do ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên.

- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn phải ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Gái mua (+) Các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.

- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những chứng khoán có thời gian đáo hạn dài nhưng được mua vào với mục đích để bán ở thị trường chứng khoán kiếm lời vào bất cứ lúc nào thấy có lợi.

- Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của đơn vị theo giá mua thực tế từng loại chứng khoán và theo từng khoản đầu tư tài chính.

2.2.2. Chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng

a) Chứng từ:

Phiếu chi (Mẫu C31-BB)

Phiếu thu (Mẫu C30-BB)

Giấy báo nợ và báo có Chứng khoán

b) Tài khoản kế toán

Kế toán đầu tư tài chính ngắn hạn sử dụng tài khoản 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn . Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121:

Bên Nợ:

- Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào. - Trị giá thực tế các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác.

Bên Có:

- Giá trị chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán theo giá trị ghi sổ. - Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác khi thu hồi theo giá ghi sổ.

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác do đơn vị sự nghiệp đang nắm giữ.

Tài khoản 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn có hai tài khoản cấp hai:

+ Tài khoản 1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị các loài chứng khoán đầu tư của đơn vị, gồm: Trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,...

+ Tài khoản 1218 – Đầu tư tà chính ngắn hạn khác: Phản ánh tình hình biến động các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác ngoài đầu từ chứng khoán như tiền gửi có kỳ hạn và các hình thức đầu tư tài chính ngắn hạn khác.

c) Sổ kế toán sử dụng

Sổ chí tiết: Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán (Mẫu số S45-H). Sổ tổng hợp: Tùy theo hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng. 2.2.3. Phương pháp hạch toán kế toán

1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Khi mua chứng khoán

Kế toán ghi sổ theo giá thực tế phát sinh, gồm: Chi phí mua thực tế {Giá mua (+) Chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng, ...}, kế toán ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn) Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Nếu nhận và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung chứng khoán, kế toán ghi: Nợ TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn)

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh b) Trường hợp đơn vị mua trái phiếu nhận lãi trước

Khi mua trái phiếu, kế toán ghi

Nợ TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn) Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc (số tiền thực trả) Có TK 331 – Các khoản phải trả{(3318 – Phải trả khác) (số tiền lãi nhận trước)} Định kỳ tính và phân bổ số lãi nhận trước theo số lãi phải thu từng kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – Các khoản phải trả (3318 – Phải tả khác)

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh Khi trái phiếu đến kỳ đáo hạn được thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

c) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ

Khi mua trái phiếu, kế toán ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn) Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Định kỳ, tính lãi phải thu từng kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 311 (3118)

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh Khi thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (số tiền gốc)

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh (số lãi của kỳ đáo hạn) d) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi 1 lần vào ngày đáo hạn

Khi mua trái phiếu, kế toán ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn) Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Định kỳ, tính số lãi phải thu từng kỳ từ đầu tư trái phiếu,ghi: Nợ TK 3118 – Phải thu khác

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh Khi thanh toán trái phiếu khi đến kỳ đáo hạn, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (số tiền gốc)

Có TK 3118 – Phải thu khác (tiền lãi đã ghi thu nhập của các kỳ trước) Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất kinh doanh (số lãi của kỳ đáo hạn) e) Khi bán chứng khoán

Trường hợp bán chứng khoán có lãi, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh (chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị ghi sổ)

Trường hợp bán chứng khoán lỗ, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Nợ TK 631 – Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh (chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá trị ghi sổ) Có TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn) 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Kế toán tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

- Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi định kỳ: Khi gửi tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1218 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn khác) Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Định kỳ nhận lãi tiền gửi, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh Các khoản tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thu hồi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn) - Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi trước:

Khi gửi tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1218 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn khác) Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 3318 – Phải trả khác (số lãi nhận trước)

Định kỳ, kết chuyển doanh thu tiền lãi theo số lãi phải thu từng kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 3318 – Phải trả khác (số lãi nhận trước)

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh Các khoản tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thu hồi, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1211 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn) - Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi sau:

Khi gửi tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1218 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn khác) Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Định kỳ, xác định và ghi doanh thu tiền lãi (theo số lãi phải thu từng kỳ), kế toán ghi: Nợ TK 3318 – Phải trả khác

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh Các khoản tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thu hồi, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh Có TK 3318 – Phải trả khác

Có TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1218 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn khác)

Đầu tư tài chính ngắn hạn khác

Khi chi tiền để đầu tư tài chính ngắn hạn khác, kế toán ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1218 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn khác) Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Định kỳ, ghi vào thu nhập số lãi phải thu từng kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 111,112, 3118

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất kinh doanh Khi thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác

+ Nếu lãi, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 3118

Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất kinh doanh

Có TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1218 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn khác) + Nếu lỗ, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 3118

Có TK 631 – Chi hoạt động sản xuất kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1218 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn khác) 2.3. KẾ TOÁN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ

2.3.1. Nội dung, nguyên tắc kế toán vật liệu, dụng cụ

Vật liệu, dụng cụ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp gồm có:

- Các loại vật liệu, phụ tùng thay thế.

- Các loại vật liệu dùng cho công tác quản lý và văn phòng. - Các loại nguyên, vật liệu dự trữ dùng cho công tác chuyên môn. - Ấn chỉ các loại:

+ Ấn chỉ cấp: Là các loại ấn chỉ dùng để cấp phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị.

+ Ấn chỉ bán: Là các loại ấn chỉ mà đơn vị được phép in, phát hành để bán cho các đối tượng theo quy định.

- Các loại vật liệu khác.

- Công cụ, dụng cụ ở các bộ phận, văn phòng quản lý trong đơn vị.

Kế toán vật liệu, dụng cụ ở các đơn vị phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ phải được thực hiện đồng thời cả ở kho và ở phòng kế toán.

- Chỉ hạch toán vào tài khoản 152, 153 giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thực tế nhập, xuất kho. Các loại công cụ, dụng cụ mua về sử dụng ngay (không qua kho) thì không hạch toán qua tài khoản này. - Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết vật liệu, dụng cụ cả về số lượng, giá trị từng thứ vật liệu, dụng cụ

nhập, xuất, tồn kho.

- Hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu, dụng cụ theo giá thực tế. Giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ được xác định theo trường hợp cụ thể.

Xác định giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ nhập kho:

+ Đối với vật liệu, dụng cụ mua ngoài dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước thì giá thực tế nhập kho là tổng giá thanh toán (có thuế) ghi tren hóa đơn. Các chi phí liên quan như thu mua, vận chuyển,... vật liệu tập hợp trực tiếp vào các tài khoản chi có liên quan đến việc sử dụng vật liệu đó.

+ Đối với vật liệu, dụng cụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuát, kinh doanh thì giá thực tế nhập kho là giá mua chưa có thuế nếu đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế và là giá đã có thuế đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

+ Giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ thu hồi là giá do Hội đồng đánh giá của đơn vị quyết định.

+ Giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ tự chế là toàn bộ chi phí thực tế đã bỏ ra để sản xuất, chế biến vật liệu, dụng cụ đó.

Xác định giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ xuất kho:

Các đơn vị có thể áp dụng một trong bốn phương pháp sau: + Xác định giá thực tế bình quân gia quyền .

+ Xác định giá thực tế đích danh (nhập giá nào, xuất theo giá đó) + Xác định giá nhập trước, xuất trước (FIFO)

+ Xác định giá nhập sau, xuất trước (LIFO)

- Đơn vị phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý nhập, xuất kho ấn chỉ.

- Hạch toán chi tiết ấn chỉ các loại để cấp và để bán phải thực hiện đồng thời ở kho và phòng kế toán. - Hạch toán nhập, xuất, tồn kho ấn chỉ phải theo giá thực tế được quy định cho từng trường hợp cụ thể.

Giá thực tế ấn chỉ do đơn vị được phép in nhập kho được tính theo giá thuê in thực tế phải trả ghi trên Hợp đồng thuê in giữa đơn vị với doanh nghiệp in. Giá thực tế ấn chỉ tự in là toán bộ chi phí đơn vị bỏ ra để in, đóng quyển ấn chỉ đó.

- Các chi phí có liên quan (chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí vật liệu, bao bì đóng gói ấn chỉ,...) được ghi trực tiếp vào các tài khoản chi có liên quan đến việc sử dụng ấn chỉ (các tài khoản loại 6 và chi tiết cho từng hoạt động), cụ thể:

+ Các chi phí có liên quan đến ấn chỉ cấp nhập kho được phản ánh vào bên Nợ TK 661 (66121). + Các chi phí có liên quan đến ấn chỉ bán nhập kho được phản ánh vào bên Nợ TK 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

- Chi phí phát hành ấn chỉ khi phát sinh đối với loại ấn chỉ bán phản ánh vào TK 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

- Các khoản thu về bán ấn chỉ, phản ánh vào TK 531 “Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển toàn bộ chi phí phát hành liên quan đến các hoạt động bán ấn chỉ phát sinh trong kỳ sang TK 531 để xác định kết quả hoạt động phát hành ấn chỉ bán.

- Cuối kỳ, kế toán tính toán xác định chênh lệch thu, chi của hoạt động phát hành ấn chỉ bán để kết chuyển sang TK 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý”.

2.3.2. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng

∗ Chứng từ kế toán: Kế toán vật liệu, công cụ sử dụng các chứng từ như: - Hóa đơn mua hàng

- Bảng kê mua hàng (Mẫu C24-HD)

- Phiếu nhập kho (Mẫu C20-HD)

- Phiếu xuất kho (Mẫu C21-HD)

- Biên bản kiểm kê sản phẩm, vật tư, hàng hóa (Mẫu C23-HD) - Phiếu báo hỏng mất công cụ, dụng cụ (Mẫu C22-HD) - Một số chứng từ khác

Tài khoản kế toán:

Kế toán vật liệu, dụng cụ sử dụng tài khoản 152, 153 – Vật liệu, dụng cụ và một số tài khoản liên quan. Nội dung, kết cấu tài khoản 152, 153 – Vật liệu, dụng cụ:

Bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ nhập kho do mua vào, thu hồi, tự sản xuất

hoặc phát hiệ thừa khi kiểm kê.

Bên Có: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ xuất kho dùng cho các hoạt động hoặc phát

hiện thiếu khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ tồn kho.

Các sổ kế toán sử dụng:

- Theo hình thức Nhật ký – Sổ cái gồm có: Sổ kho; Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa và Sổ Nhật ký – Sổ cái.

- Theo hình thức Nhật ký chung gồm có: Sổ kho; Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa; Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái tài khoản 152, 153. - Theo hình thức Chứng từ ghi sổ gồm có: Sổ kho; Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa;

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (Trang 52)