CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN
3.1.3.2. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
− Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào các khoản chi, kế toán ghi: Nợ TK 631 – Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK 661 – Chi hoạt động Nợ TK 662 – Chi dự án
Nợ TK 635 – Chi thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước
Có TK 332 – Các khoản phải nộp theo lương (3321, 3322, 3323, 3324)
− Tính số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân, viên chức phải nộp trừ vào tiền lương tháng, kế toán ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân, viên chức
Có TK 332 – Các khoản phải nộp theo lương
− Khi đơn vị chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, kế toán ghi: Nợ TK 332 – Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động
Trường hợp rút dự toán kinh phí để nộp thì đồng thời ghi Có TK 008 – Dư toán chi hoạt động.
− Khi nhận được số tiền cơ quan bảo hiểm xã hội cấp cho đơn vị để trả cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, kế toán ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 332 (3321) – Các khoản phải nộp theo lương − Khi nhận giấy phạt nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội, kế toán ghi:
Nợ TK 311 – (Chờ xử lý phạt nộp chậm) Nợ TK 661 – (Nếu được phép ghi chi) Nợ TK 631 – (Nếu được phép ghi)
Có TK 332 (3321) – Các khoản phải nộp theo lương − Khi chi bảo hiểm xã hội cho viên chức trong đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động
− Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế công chức, viên chức phải nộp, tính trừ vào lương, kế toán ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 332 – Các khoản phải nộp theo lương
− Số bảo hiểm xã hội phải trả cho công chức, viên chức theo chế độ quy định, kế toán ghi: Nợ TK 332 (3321) – Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
− Khi đơn vị chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách hạch toán như sau: • Khi chi trả, kế toán ghi:
Nợ TK 335 – Phải trả các đối tượng khác Có TK 111 – Tiền mặt
• Cuối kỳ, sau khi chi trả xong kết chuyển số chi thực tế vào chi phí hoạt động, kế toán ghi:
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 335 – Phải trả các đối tượng khác
− Khi thanh toán học bổng, sinh hoạt phí và các khoản phải trả khác, kế toán ghi: Nợ TK 335 – Phải trả các đối tượng khác
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Chú ý: Hiện nay, Nhà nước khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, nên đại đa số lương và các
khoản thu nhập khác đã được trả qua tài khoản tiền gửi của các cá nhân tại ngân hàng thương mại, phương pháp hạch toán kế toán một hoạt động kinh tế chủ yếu như sau:
− Khi rút dự toán chi hoạt động, chi dự án tại kho bạc chuyển sang tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng phục vụ chi trả tiền lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác qua các tài khoản cá nhân, kế toán ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (chi tiết tiền gửi ngân hàng) Có TK tiền gửi ngân hàng, kho bạc (chi tiết tiền gửi kho bạc)
− Khi có xác nhận của ngân hàng phục vụ về số tiền lương và các khoản thu nhập khác đã được di chuyển vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (chi tiết tiền gửi ngân hàng)