KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 1 Nội dung và nguyên tắc kế toán

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (Trang 78)

Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng tài BTC

2.7 KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 1 Nội dung và nguyên tắc kế toán

2.7.1. Nội dung và nguyên tắc kế toán

* Nội dung:

- Đầu từ tài chính dài hạn chỉ được thực hiện ở những đơn vị hành chính sự nghiệp từ đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt dộng thường xuyền và các đơn vị khác theo quy định của pháp luật để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư tài chính dài hạn từ các nguồn không phải của ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

- Đầu tư tài chính dài hạn: Là việc mua các chứng từ có thời hạn thu hồi trên một năm, hoặc góp vốn với các đơn vị khác bằng tiền, hiện vật có thời hạn thu hồi trên 1 năm và các hoạt động đầu tư khác mà thời gian thu hồi vốn vượt quá thời hạn 1 năm. Đầu tư tài chính dài hạn được phép thực hiện ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, bao gồm:

(1) Mua trái phiếu Trái phiếu bao gồm có:

a) Trái phiếu Chính phủ là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành dưới các hình thức tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, công trái xây dựng tổ quốc.

Trái phiếu Chính phủ có loại ghi danh và loại vô danh, có loại phát hành dưới dạng chứng chỉ trái phiếu hoặc dưới dạng ghi sổ. Trái phiếu có nhiều mệnh giá khác nhau được in sẵn hoặc không in sẵn trên tờ trái phiếu. Các đối tượng mua và sở hữu trái phiếu được tự do mua bán,

chuyển nhượng, thừa kế, được sử dụng tài sản cầm cố, thế chấp trong các quan hệ tín dụng. Tiền lãi được thanh toán theo các phương thức trả lãi trước ngay khi phát hành, trả lãi định kỳ (6 tháng hoặc 12 tháng 1 lần), trả lãi 1 lần cùng tiền gốc trái phiếu khi hết hạn.

b) Trái phiếu địa phương là chứng chỉ vay nợ của UBND tỉnh, thành phố phát hành.

c) Trái phiếu công ty là chứng chỉ vay nợ do doanh nghiệp phát hành nhằm vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp.

Lãi suất của trái phiếu có thể là lãi suất cố định cho cả thời hạn của trái phiếu, có thể là lãi suất hình thành qua đấu giá.

(2) Góp vốn là một hoạt động đầu tư tài chính mà đơn vị dùng tài sản, tiền vốn, từ quỹ phúc lợi và phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ các nguồn khác không phải của ngân sách nhà nước cấp hoặc không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để góp vốn vào đơn vị khác nhằm thu lợi từ kết quả kinh doanh theo tỷ lệ vốn góp.

(3) Đầu tư dài hạn khác, gồm: Gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 1 năm, cho vay để nhận về một khoản lãi,…

* Nguyên tắc kế toán:

- Hoạt động đầu tư tài chính dài hạn chỉ được áp dụng cho những đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo một phần chi kinh phí hoạt động thường xuyên mà không áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp mà kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ và các đơn vị hành chính nhà nước do ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên.

- Đối với chứng khoán đầu tư dài hạn:

+ Chứng khoán đầu tư dài hạn phải được ghi sổ theo thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm giá mua cộng các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng,… + Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại trái phiếu đã mua theo thời hạn và đối tác đầu tư, hạch toán theo mệnh giá, giá thực tế mua của trái phiếu. Nắm chắc mọi thông tin của thị trường chứng khoán và có quyết định đúng khi đầu tư.

+ Phải tính toán và thanh toán kịp thời mọi khoản lãi trái phiếu khi đến hạn. Lãi trái phiếu được hạch toán vào thu hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

- Đối với các khoản đầu tư góp vốn:

+ Giá trị góp vốn vào đơn vị khác phản ánh trên tài khoản này phải thống nhất đánh giá và được chấp nhận trong biên bản góp vốn.

+ Trường hợp góp vốn bằng tài sản cố định, vật tư, hàng hóa theo quy định của chế độ tài chính, nếu được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được phản ánh và bên Nợ tài khoản 631 – Chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn trị giá ghi sổ của tài sản cố định, vật tư, hàng hóa đưa đi góp vốn). Hoặc ghi Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản cố định, vật tư, hàng hóa đưa đi góp vốn).

+ Khi thu hồi vốn góp, căn cứ vào giá trị vật tư, tài sản và tiền do bên nhận vốn đã góp. Nếu bị thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp thì khoản thiệt hại này được coi như một khoản lỗ trong kỳ và ghi bên Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Lợi nhuận được chia từ đầu tư góp vốn là doanh thu trong kỳ và được phản ánh bên Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số thu này có thể được thanh toán theo mỗi kỳ kế toán và có thể dùng để bổ sung vốn góp nếu các bên tham gia góp vốn chấp nhận. Các khoản chi phí về hoạt động góp vốn phát sinh được phản ánh vào bên Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Kế toán phải mở chi tiết theo dõi số vốn đã góp theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản đã thu hồi.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w