Tổ chức công tác kiểm kê tài sản và kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (Trang 34)

Sổ đăng ký

1.3.2.6. Tổ chức công tác kiểm kê tài sản và kiểm tra kế toán

Kiểm kê tài sản là công việc gắn liền với công tác kế toán của đơn vị. Mục đích của kiểm kê tài sản là đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên sổ kế toán với giá trị thực tế của các loại vật tư, tài sản, tiền quỹ, công nợ của đơn vị.

Kiểm kê tài sản được tiến hành định kỳ và bất thường. Kiểm kê định kỳ được tiến hành cuối niên độ kế toán, trước khi khóa sổ kế toán năm. Kiểm kê bất thường được tiến hành trong trường hợp xảy ra thiên tai hỏa hoạn, bàn giao, sáp nhập, chia tách đơn vị và khi có các sự cố bất thường khác.

Kiểm tra kế toán là xem xét đánh giá việc thực thi pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin số liệu kế toán.

*Mục đích của kiểm tra kế toán:

- Kiểm tra kế toán nhằm xác định tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán phát sinh, tính đúng đắn của việc kế toán, ghi chép, tính hợp lý của các phương pháp kế toán được áp dụng.

- Kiểm tra kế toán nhằm thúc đẩy việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán, phát huy tác dụng của kế toán trong việc quản lý và sử dụng vật tư, lao động, kinh phí, đôn đốc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về kế toán, tài chính, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, thúc đẩy hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

*Nhiệm vụ của kiểm tra kế toán:

- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh.

- Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của chế độ kế toán về các mặt: Chính xác, kịp thời, dầy đủ, trung thực, rõ ràng; kiểm tra việc chấp hành các chế độ; thể lệ kế toán, vận dụng các

phương pháp kế toán – kiểm tra về mặt tổ chức, lề lối làm việc, kết quả công tác của bộ máy kế toán.

- Thông qua việc kiểm tra kế toán mà kiểm tra tình hình chấp hành ngân sách,kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và suur dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ kỷ luật kế toán, tài chính.

- Từ kết quả điều tra kế toán đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại trong công tác kế toán, trong công tác quản lý của đơn vị

*Cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán:

- Bộ Tài chính quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán thuộc các bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh và đơn vị kế toán khác của Trung ương.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, và cơ quan khác ở Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực thuộc phân công phụ trách.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản ký.

- Đơn vị kế toán cấp trên quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trực thuộc các đơn vị kế toán cấp trên.

*Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán:

- Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán, đồng thời có thẩm quyền kiểm tra kế toán.

- Các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,thanh tra, kiểm toán các đơn vị kế toán có quyền kiểm tra kế toán. *Nội dung kiểm tra kế toán:

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán như: + Kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ kế toán.

+ Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp ghi. + Kiểm tra việc chấp hành chế độ sổ kế toán.

+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính.

+ Kiểm tra việc tổ chức bảo quản, thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán. + Kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán. + Kiểm tra thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng của đơn vị kế toán.

- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán gồm:

+ Kiểm tra biên chế, tổ chức bộ máy, việc phân công phân nhiệm trong bộ máy kế toán của đơn vị. Kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện quy định đối với cán bộ kế toán, thực hiện chức trách, nhiệm vụ bộ máy kế toán.

+ Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức kế toán và quan hệ giữa tổ chức kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị kế toán.

- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của cán bộ kế toán nói chung và kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) nói riêng.

*Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra:

- Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải xuất trình quyết định kiểm tra kế toán. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.

- Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử ký theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

- Trưởng đoàn kiểm tra phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.

*Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra kế toán:

- Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.

- Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán. *Quyền hạn của đơn vị được kiểm tra kế toán:

- Từ chối kiểm tra nếu thấy viêc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định của pháp luật.

- Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán; trường hợp không đồng ý với kết luận của cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

1.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán

1.4.1.1. Yêu cầu của việc tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán là việc sắp xếp, bố trí, phân công việc cho những người làm công tác kế toán trong đơn vị và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bộ máy kế toán phải phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo chỉ đạo và thực hiện toàn diện, thống nhất và tập trung công tác kế toán, thông tin kinh tế của đơn vị.

- Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, hợp lý, chuyên môn hóa, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ của kế toán đơn vị.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w