CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN
3.1.2. Chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng
* Chứng từ kế toán sử dụng:
− Bảng chấm công Mẫu C01a-HD
− Bảng chấm công làm thêm giờ Mẫu C01b-HD
− Giấy báo làm thêm giờ Mẫu C01c-HD
− Bảng thanh toán tiền lương Mẫu C02a-HD
− Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm Mẫu C02b-HD
− Bảng thanh toán học bổng (sinh hoạt phí) Mẫu C03-HD
− Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu C04-HD
− Bảng thanh toán phụ cấp Mẫu C05-HD
− Giấy đi đường Mẫu C06-HD
− Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ Mẫu C07-HD
− Hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm Mẫu C08-HD
− Bảng thanh toán tiền thuê ngoài Mẫu C09-HD
− Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán Mẫu C10-HD
− Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Mẫu C11-HD
Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ khác như: Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng.
*Tài khoản kế toán sử dụng:
Tài khoản 334: Phải trả công chức: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa các
đơn vị hành chính sự nghiệp với cán bộ công nhân, viên chức và người lao động về tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334:
Bên Nợ:
− Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác đã trả cho cán bộ công nhân, viên chức và người lao động.
− Các khoản đã khấu trừ vào lương, tiền công của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động.
Bên Có:
− Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác phải trả cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động.
Số dư bên Có:
− Các khoản còn phải trả cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động.
Tài khoản 335: Phải trả các đối tượng khác: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán
giữa đơn vị với các đối tượng khác về các khoản như: Học bổng, sinh hoạt phí phải trả cho sinh viên, tiền trợ cấp cho các đối tượng được hưởng chính sách, chế độ như người có công,…và các đối tượng khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 335:
Bên Nợ:
− Học bổng, sinh hoạt phí và các khoản phải trả khác đã trả cho đối tượng khác. − Các khoản đã khấu trừ vào học bổng, sinh hoạt phí của đối tượng khác. − Số đã chi trả trợ cấp cho người có công.
Bên Có:
− Học bổng, sinh hoạt phí, các khoản khác phải trả cho các đối tượng khác.
− Kết chuyển số đã chi trả trợ cấp cho người có công theo chế độ tính vào chi hoạt động.
Tài khoản 332: Các khoản phải nộp theo lương: Tài khoản này phản ánh tình hình trích, nộp và
thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của đơn vị hành chính sự nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan công đoàn.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 332:
Bên Nợ:
− Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý.
− Số bảo hiểm xã hội phải trả cho công chức, viên chức.
Bên Có:
− Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí của đơn vị.
− Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mà công chức, viên chức phải nộp được trừ vào lương hàng tháng( theo tỷ lệ người lao động phải đóng góp).
− Số tiền bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán về số bảo hiểm xã hội đơn vị đã chi trả cho đối tượng hưởng chế độ của đơn vị.
− Số lãi phải nộp về phạt nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội.
Số dư bên Có:
− Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp còn phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan công đoàn.
Tài khoản 332 có thể có số dư bên Nợ: Phản ánh số bảo hiểm xã hội đã chi chưa được được cơ quan bảo hiểm thanh toán.
Tài khoản 332 được mở các tài khoản cấp 2 như sau:
+ Tài khoản 3321: Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích nộp, nhận và chi trả bảo hieemrr xã hội ở đơn vị. Đơn vị phải mở sổ chi tiết theo dõi từng nội dung trích nộp và nhận, chi trả bảo hiểm xã hội.
+ Tài khoản 3322: Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và nộp bảo hiểm y tế của đơn vị. + Tài khoản 3323: Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và nộp kinh phí công đoàn của đơn vị.
+ Tài khoản 3324: Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và nộp bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị.
*Sổ kế toán sử dụng:
− Sổ tổng hợp: Nhật ký – Sổ cái (Mẫu S01 – H) hoặc Chứng từ ghi sổ (Mẫu S02a – H) và Sổ Cái ( Mẫu S02c – H) dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ hoặc Sổ Cái (Mẫu S03 – H),…tùy thuộc vào hình thức kế toán được áp dụng.
Bộ, sở:………. Mẫu số: S33-H
Đơn vị:……… (Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC Ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Năm:………
Tên tài khoản:….. Số hiệu:……..
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ Diễn giải Số phát sinh Số dư Ghi chú
Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có A B C D 1 2 3 4 E
- Sổ này có….trang, đánh số từ trang 01 đến trang…. - Ngày mở sổ:…………
Ngày…..tháng….năm….
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu sổ này dùng chung cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán, nguồn vốn mà chưa có mẫu sổ riêng.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Mỗi tài khoản đươc mở một sổ chi tiết, mỗi đối tượng thanh toán có quan hệ thường xuyên được theo dõi trên một số trang sổ riêng. Các đối tượng thanh toán không thường xuyên được theo dõi chung trên một trang sổ.
Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc để ghi sổ. + Cột 1: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
+ Cột 2,3: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ. + Cột 4: Ghi nội dung của chứng từ.
+ Cột 5: Số tiền ghi Nợ. + Cột 6: Số tiền ghi Có.
+ Cuối tháng cộng số phát sinh tính số dư ghi vào cột 7 hoặc cột 8.
+ Số liệu trên sổ được dùng để lập bảng tổng hợp chi tiết và đối chiếu với Nhật ký – Sổ cái và làm căn cứ để lập báo cáo tài chính.
3.1.3. Phương pháp kế toán