CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN
3.5.1. Nội dung, nguyên tắc kế toán các khoản cho vay
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thể được giao nhiệm vụ thực hiện các khoản cho vay trong phạm vi các chương trình dự án của Nhà nước.
Kế toán các khoản cho vay phải tôn trọng các nguyên tắc sau:
− Phải thực hiện cho vay theo đúng mục tiêu của dự án.
− Kế toán theo dõi chi tiết cho từng đối tượng vay về số nợ gốc, lãi vay và tình hình thanh toán các khoản vay.
− Khi xuất tiền cho vay hoặc khi thu hồi nợ, phải thực hiện đúng các văn kiện của dự án quy định, đồng thời hạch toán ró các khoản cho vay, các khoản nợ quá hạn, các khoản được khoanh nợ hoặc được phép xóa nợ cho những trường hợp gặp rủi ro trong sử dụng vốn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
− Đối với các dự án viện trợ có hoạt động tín dụng, dùng vốn quay vòng để cho vay theo mục tiêu của chương trình dự án, phải theo dõi thêm về việc tiếp nhận vốn viện trợ và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối ứng.
3.5.2. Tài khoản, sổ kế toán sử dụng
*Tài khoản: Kế toán sử dụng tài khoản 313 – Cho vay. Tài khoản này sử dụng ở đơn vị có thực
hiện dự án tín dụng ở đơn vị có thực hiện dự án tín dụng về cho vay quay vòng vốn của dự án để phản ánh tình hình cho vay và thu hồi các tài khoản chi.
Nội dung, kết cấu tài khoản 313 – Cho vay:
Bên Nợ: Số tiền đã cho vay. Bên Có:
− Số nợ vay (nợ gốc) đã thu hồi
− Số nợ vay được nhà tài trợ cho phép xóa nợ.
Số dư bên Nợ: Số tiền đã cho vay (nợ gốc) chưa thu hồi, chưa xử lý.
Tài khoản 313 được mở các tài khoản cấp hai như sau:
+ Tài khoản 313 – Cho vay trung hạn: Phản ánh tình hình cho vay và thu hồi các khoản cho vay. + Tài khoản 3131 – Cho vay quá hạn: Phản ánh các khoản cho vay đã quá hạn nhưng đối tượng vay vẫn chưa trả được phải chuyển sang nợ quá hạn.
+ Tài khoản 3133 – Khoanh nợ cho vay: Phản ánh các khoản cho vay nhưng đối tượng vay không có khả năng trả nợ hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn được khoanh nợ chờ xử lý.
*Sổ kế toán sử dụng:
− Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản (Mẫu S33-H); Sổ theo dõi cho vay (Mẫu S34-H). − Sổ tổng hợp: Nhật ký – Sổ cái (Mẫu S01-H) hoặc Chứng từ ghi sổ (Mẫu S02a-H), Sổ đăng ký
ghi sổ hoặc Sổ Cái (Mẫu S03-H) dùng cho hình thức Nhật ký chung,…tùy thuộc vào hình thức kế toán được áp dụng.
3.5.3. Phương pháp kế toán
Các dự án tín dụng khi tiếp nhận các khoản viện trợ nhằm mục đích làm vốn quay vòng để cho vay thực hiện hạch toán như sau:
− Khi nhận vốn viện trợ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 462 – Nguồn kinh phí dự án (chi tiết cho từng dự án) − Khi nhận vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước cấp, kế toán ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 462 – Nguồn kinh phí dự án (chi tiết nguồn vốn đối ứng)
− Khi xuất tiền cho vay, căn cứ vào hợp đồng và khế ước vay, kế toán lập chứng từ và ghi: Nợ TK 313 – Cho vay (chi tiết cho từng đối tượng vay)
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc − Khi thu hồi tiền cho vay, căn cứ vào chứng từ thu tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc − Khi thu tiền lãi cho vay (nếu có), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc Có TK 511 (5118) – Các khoản thu
Số lãi thu được xử lý số lãi theo quy định của Bộ Tài chính hoặc bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, hoặc bổ sung tăng nguồn vốn để cho vay.
− Chuyển số đã cho vay sang nợ quá hạn, căn cứ vào bảng kê, kế toán ghi: Nợ TK 3132 – Cho vay quá hạn
Có TK 3131 – Cho vay trong hạn
− Các khoản thiệt hại về vốn vay được phép khoanh nợ, kế toán ghi: Nợ TK 3133 – Khoanh nợ cho vay
− Khi kết thúc dự án, phía trước ngoài bàn giao lại vốn cho Việt Nam, căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền để xử lý như sau:
+ Nếu giao vốn cho đơn vị đang thực hiện cho vay trở thành nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 462 – Chi tiết vốn viện trợ
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động + Nếu nộp trả ngân sách nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 462 – Nguồn kinh phí dự án (chi tiết nguồn vốn viện trợ) Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc