Nguyên tắc kế toán

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (Trang 66)

Sổ đăng ký

2.5.2.Nguyên tắc kế toán

Kế toán tài sản cố định cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Kế toán tài sản cố định phải thực hiện phân loại tài sản cố định theo đúng quy định theo đúng quy định của Nhà nước, phải lập hồ sơ theo dõi chi tiết cho từng loại tài sản cố định theo từng địa điểm quản lý, sử dụng và được tổng hợp đầy đủ trong sổ kế toán.

- Kế toán về mặt giá trị của tài sản cố định phải phản ánh đầy đủ cả 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định.

- Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình được xác định như sau:

Là giá mua thực tế {Giá ghi trên hóa đơn trừ (-) Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá (nếu có) cộng (+) Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử cộng (+) Các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có)} mà cơ quan, đơn vị phải chi tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng

- Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng: Là giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

- Nguyên giá tài sản cố định được điều chuyển đến: Là giá trị của tài sản ghi trong Biên bản tài sản điều chuyển cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp

đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng.

- Nguyên giá tài sản cố định được tặng, cho: Là giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp thống nhất cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sữa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng.

- Nguyên giá tài sản đặc biệt: Được sử dụng giá quy ước làm căn cứ ghi sổ kế toán. Giá quy ước được các Bộ, cơ quan ngang Bộ chuyên ngành quản lý quy định.

- Nguyên giá tài sản cố định vô hình được xác định là tổng số tiền chi trả hoặc chi phí thực tế bỏ ra để có được tài sản vô hình đó. Cụ thể:

- Giá trị quyền sử dụng đất:

Đối với đất được giao có thu tiền sử dụng đất; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất được thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định là tiền sử dụng đất phải nộp khi được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc số tiền thuê đất đã trả 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có).

Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định hiện hành về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có).

- Giá trị bằng phát minh sáng chế: Là tất cả chi phí cơ quan, đơn vị phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng sáng chế của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài. -Giá trị bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích: Là tổng số tiền chi thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền pháp hành và bán tác phẩm của mình.

-Giá trị phần mềm máy vi tính: Là số tiền chi trả cho việc thuê lập trình hoặc mua phần mềm máy vi tính theo các chương trình của đơn vị (khi thực hiện ghi chép, quản lý bằng máy vi tính).

Đối với giá trị phần mềm máy vi tính được tặng, cho: Nguyên giá được xác định là giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp thống nhất.

Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình hình thành tài sản cố định vô hình trước hết được tập hợp vào tài khoản 241 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Khi kết thúc quá trình đầu tư phải xác định tổng chi phí thực tế theo từng tài sản cố định để hạch toán vào tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình. - Nguyên giá của tài sản cố định chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

+ Đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của Nhà nước.

+ Cải tạo, nâng cấp làm tăng thêm năng lực và kéo dài thời gian sử dụng.

+ Tháo dỡ hoặc xây lắp trang bị thêm một hoặc một số bộ phận của tài sản cố định.

- Kế toán hao mòn tài sản cố định được thực hiện 1 năm 1 lần vào tháng 12. Tài sản cố định tăng trong năm nay đến năm sau mới tính hao mòn, tài sản cố định giảm trong năm nay đến năm sau mới thôi tính hao mòn. Các tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng hoặc tài sản cố định chưa tính đủ hao mòn đã hư hỏng không sử dụng được nữa thì không phải tính hao mòn. Những tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ thì đồng thời với việc phản ánh giá trị hao mòn của các

tài sản cố định phải thực hiện trích khấu hao các tài sản cố định đó tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2.5.3. Chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng.

* Chứng từ: Kế toán tài sản cố định chủ yếu dùng các chứng từ chủ yếu sau:

- Biên bản giao nhận tài sản cố định (Mẫu C50-HD) - Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu C51-HD) - Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Mẫu C52-HD)

* Tài khoản kế toán: Kế toán tài sản cố định ở các đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng tài khoản 211 –

Tài sản cố định hữu hình, tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình, tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định và một số tài khoản liên quan.

@ Nội dung, kết cấu tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình:

Bên Nợ:

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng do mua sắm, xây dựng, được cấp. - Điều chỉnh tăng nguyên giá do xây lắp thêm hoặc do cải tạo, nâng cấp. - Các trường hợp khác làm tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên Có:

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm do điều chuyển, nhượng bán, thanh lý. - Điều chỉnh giảm nguyên giá do tháo dỡ bớt một số bộ phận của tài sản cố định. - Các trường hợp làm giảm nguyên giá của tài sản cố định hữu hình khác.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có ở đơn vị.

Tài khoản 211 được mở các tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết cho từng loại tài sản cố định như: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải; truyền dẫn; phương tiện quản lý;…

@ Nội dung, kết cấu tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình:

Bên Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng. Bên Có: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá tài sản cố định vô hình hiện có ở đơn vị.

Tài khoản 213 không quy định mở các tài khoản cấp 2 nhưng các đơn vị phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng tài sản cố định như: Giá trị quyền sử dụng đất, Bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả,… @ Nội dung, kết cấu tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định

Bên Nợ:

- Ghi giảm giá trị hao mòn tài sản cố định trong các trường hợp giảm tài sản cố định.

- Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn tài sản cố định trong các trường hợp đánh giá giảm nguyên giá tài sản cố định theo quyết định của Nhà nước.

Bên Có:

- Ghi tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử dụng.

- Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn tài sản cố định trong các trường hợp đánh giá tăng nguyên giá tài sản cố định theo quyết định của Nhà nước.

Số dư bên Có:

Giá trị đã hao mòn của tài sản cố định hiện có ở đơn vị. Tài khoản 214 được mở các tài khoản cấp 2 như sau:

+ Tài khoản 2141 – Hao mòn tài sản cố định hữu hình + Tài khoản 2142 – Hao mòn tài sản cố định vô hình

* Các sổ kế toán sử dụng:

- Theo hình thức Nhật ký – Sổ cái gồm có: Sổ tài sản cố định, Bảng tính hao mòn tài sản cố định, Bảng tính khấu hao tài sản cố định, Sổ theo dõi tài sản cố định và dụng cụ tại nơi sử dụng và sổ Nhật ký – Sổ cái.

- Theo hình thức Nhật ký chung gồm có: Sổ tài sản cố định, Bảng tính hao mòn tài sản cố định, Bảng tính khấu hao tài sản cố định, , Sổ theo dõi tài sản cố định và dụng cụ tại nơi sử dụng, Sổ Nhật ký chung và Sổ cái các tài khoản 211, 213, 214.

- Theo hình thức Chứng từ ghi sổ gồm có: Sổ tài sản cố định, Bảng tính hao mòn tài sản cố định, Bảng tính khấu hao tài sản cố định, , Sổ theo dõi tài sản cố định và dụng cụ tại nơi sử dụng, Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái các tài khoản 211, 213, 214.

Sổ tài sản cố định dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý tài sản cố định trong đơn vị từ khi hình thành, đưa vào sử dụng đến khi giảm tài sản cố định.

Sổ tài sản cố định gồm ba phần: Phần ghi tăng tài sản cố định, phần theo dõi hao mòn, phần ghi giảm tài sản cố định. Phần ghi giảm tài sản cố định chỉ ghi khi tài sản đó thanh lý, nhượng bán, chuyển giao. Sổ được đóng thành quyển, mỗi loại tài sản được ghi riêng một số trang hay một quyển và được sử dụng cho nhiều năm. Sổ tài sản cố định được lập theo mẫu số S31-H (Phụ lục).

Căn cứ ghi sổ là biên bản giao nhận tài sản cố định và biên bản thanh lý tài sản cố định, bảng tính hao mòn tài sản cố định.

Phương pháp ghi sổ:

- Mỗi tài sản ghi vào một dòng, giữa 2 tài sản để cách một số dòng để có thể ghi điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định.

a- Phần ghi tăng tài sản cố định:

+ Cột A: Số thứ tự từng tài sản được ghi sổ.

+ Cột B, C: Số hiệu, ngày tháng của biên bản giao nhận tài sản. + Cột D: Ghi tên, đặc điểm, ký hiệu tài sản cố định

+ Cột E: Ghi rõ nước sản xuất tài sản cố định đó + Cột F: Ghi năm đưa tài sản vào sử dụng tại đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cột G: Số hiệu tài sản cố định (số hiệu tài sản cố định cố định do kế toàn đánh số). + Cột 1: Ghi nguyên giá tài sản cố định theo biên bản bàn giao.

Trường hợp một tài sản nào đó phải điều chỉnh nguyên giá, căn cứ vào chứng từ ghi bổ sung phần nguyên giá (nếu tăng) hoặc ghi điều chỉnh giảm (ghi đỏ) nếu nguyên giá phải điều chỉnh giảm vào cột nguyên giá ở dòng kế tiếp.

b- Phần hao mòn tài sản cố định:

+ Cột 2, 3: Ghi tỷ lệ (%) và mức hao mòn được tính cho một năm theo quy định chung của Nhà nước.

Cột 3 = Cột 1 x Cột 2 (tỷ lệ %)

+ Cột 4: Phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định tính lũy kế từ các năm trước đến năm mở sổ. Số liệu ghi ở cột này căn cứ vào số liệu lũy kế ở cột 16 của sổ tài sản cũ chuyển sang.

+ Từ cột 5 đến cột 8: Ghi số hao mòn của tài sản cố định qua từng năm. Số liệu ghi vào cột này, căn cứ vào bảng tính hao mòn từng năm để ghi (số hao mòn năm nào ghi năm đó).

+ Cột 9: Lũy kế số hao mòn của tài sản cố định từ khi sử dụng đến khi hết sổ phải chuyển sang sổ mới.

- Trường hợp tài sản phải ghi giảm, só hao mòn lũy kế tính đến năm ghi giảm tính từ cột H trở đi đến năm ghi giảm. Số liệu hao mòn lũy kế tính được đến năm ghi giảm ghi vào cột 9.

c- Phần ghi giảm tài sản cố định: Phần này chỉ ghi khi có tài sản cố định thanh lý, nhượng bán,

chuyển giao.

+ Cột H, I: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi giảm tài sản cố định như biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố định.

+ Cột K: Ghi giá trị còn lại của tài sản cố định khi ghi giảm tài sản cố định (Cột 10 = Cột 1 – Cột 9)

- Những tài sản cố định đã ghi giảm được xóa sổ bằng 1 gạch đổ từ cột D đến cột 9.

Định kỳ (cuối năm) kế toán phải lập Bảng tính hao mòn tài sản cố định và làm căn cứ ghi sổ tài sản cố định phần hao mòn tài sản cố định.

Bảng tính hao mòn tài sản cố định (Mẫu số S31a-H)

Căn cứ lập bảng tính hao mòn:

Năm đầu tiên căn cứ vào số liệu trên Sổ tài sản cố định để lập Bảng tính hao mòn tài sản cố định. Từ các năm sau căn cứ vào Bảng tính hao mòn năm trước và phần điều chỉnh tăng, giảm tài sản trong năm đó và hao mòn tài sản để tính ra mức hao mòn năm sau.

Phương pháp lập bảng tính hao mòn:

- Ghi theo từng loại tài sản: Nhà cửa, vật kiến trúc, … ghi hết loại này ghi sang loại khác, ghi hết 1 loại phải cộng phía dưới và để cách ra vài dòng.

- Mỗi loại tài sản cố định thuộc diện tính hao mòn được ghi một dòng ở trên sổ. - Cột 1: Ghi số thứ tự từng tài sản được tính hao mòn.

- Cột 2: Ghi tên từng loại tài sản và đặc điểm, ký hiệu của tài sản cố định.

- Các cột 3, 4, 5, 6: Ghi số hiệu, nguyên giá, tỷ lệ hao mòn, số hao mòn của tài sản cố định (Cột 6 = Cột 4 x Cột 5 hoặc lấy số liệu ở Cột B của Sổ tài sản cố định). Số tiền ở cột 6 để ghi Nhật ký – Sổ cái hoặc Sổ cái và ghi số hao mòn vào cột hao mòn của tài sản theo từng năm (phần theo dõi hao mòn) trong Sổ tài sản cố định.

Bảng tính khấu hao tài sản cố định áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ để tính số khấu hao của tài sản cố định

Bộ, sở :... Mẫu số C55b - HD

Đơn vị:... (Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC

ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (Trang 66)