Thương mại thế giới thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức toàn cầu

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 30)

thức toàn cầu

% GDP

Những thành tựu đột phá của khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là ICT, đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội loài người, thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư và tích tụ tập trung tư bản trên phạm vi toàn cầu và dẫn tới sự hình thành nền kinh tế thế giới toàn cầu nối mạng hiện nay.

Ngày nay, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không thể nằm trong biên giới một quốc gia. Nền kinh tế tri thức ra đời trong điều kiện nền kinh tế của nhân loại đã được toàn cầu hoá; bất cứ ngành sản xuất, dịch vụ nào cũng đều có thể dựa vào nguồn cung ứng từ nhiều nước và được tiêu thụ trên toàn thế giới. Người ta thường gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức. Các giao dịch thương mại dựa trên cơ sở xử lý và truyền dẫn các dữ liệu số hoá được thực hiện thông qua mạng Internet. Nền kinh tế toàn cầu hoá ngày càng ít phụ thuộc vào địa lý, khoảng cách và thời gian. Kết quả quan trọng nhất của việc phát triển thương mại điện tử là sự phá bỏ những hàng rào bảo hộ mậu dịch lỗi thời và hạ thấp chi phí đi vào thị trường. Các xí nghiệp vừa và nhỏ cùng với các công đa quốc gia, xuyên quốc gia cỡ lớn đều có thể tham gia thị trường toàn cầu. Kết quả là người tiêu dùng toàn thế giới đều sẽ được hưởng lợi trong quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt này. Với tính cách là những thực thể chính trị và kinh tế mạnh nhất trên toàn cầu ngày nay, hoạt động cùng lúc trong nhiều lĩnh vực ở nhiều nước trên thế giới, các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu với chi nhánh ở hầu hết mọi nơi trên thế giới (Với 57.000 công ty mẹ và 500.000 chi nhánh, các công ty xuyên quốc gia đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, sử dụng 34,5 triệu lao động và có mặt ở mọi quốc gia) Với mục đích tìm lợi nhuận siêu ngạch và vươn tới các đỉnh cao sáng tạo trong kinh doanh, các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhằm khai thác những cơ hội đầu tư. Dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ngày càng đổ dồn về những nước có lợi thế về nguồn lực trí tuệ và tay nghề cao của nguồn nhân lực.

Mức độ toàn cầu hoá, quốc tế hoá trong khoa học tăng rất nhanh. Phần lớn kết quả khoa học ngày nay là mang tính quốc tế, do nhiều nhà khoa học của nhiều quốc gia cùng tham gia. Nhiều phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu khoa học của nước này lại đặt tại nước khác. Hình thức hợp tác quốc tế trong khoa học rất đa dạng. Các nhà khoa học ở các nước khác nhau dễ dàng tìm đến nhau mỗi khi gặp nhau trên những ý tưởng khoa học mới; rồi họ cộng tác với nhau và với các nhà doanh nghiệp để cho ra các công nghệ mới, sản phẩm mới.

Như vậy, từ những luận điểm nêu trên có thể thấy, kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của ba quá trình: quá trình phát triển kinh tế thị trường và thương mại thế giới, quá trình toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, gắn quyện nhau, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau, dẫn tới sự ra đời và phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)