Thiếu vắng một chiến lược tổng thể về xâydựng và phát triển kinh tế tri thức tận dụng tối đa điều kiện hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 126 - 127)

ĐƯỜNG TIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2.3.1 Thiếu vắng một chiến lược tổng thể về xâydựng và phát triển kinh tế tri thức tận dụng tối đa điều kiện hội nhập quốc tế

thức tận dụng tối đa điều kiện hội nhập quốc tế

Cho đến nay, mặc dù nội dung xây dựng và phát triển kinh tế tri thức đã được Đại hội Đảng IX, X ghi vào văn kiện như một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội quốc gia, văn kiện đại hội Đảng XI cũng một lần nữa khẳng định đưa kinh tế của nước ta tiến vào kinh tế tri thức và xác định rõ trong bối cảnh quốc tế hiện nay thì kinh tế tri thức phát triển mạnh, con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, song trên thực tế, quá trình cụ thể hóa tư tưởng này vẫn chưa đạt được những bước tiến đáng kể. Cho đến nay, theo nghĩa đích thực của chiến lược phát triển (tức là một chiến lược đủ các yếu tố triển khai hành động đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng) ở tầm quốc gia, Việt Nam vẫn chưa có. Đây là sự khiếm khuyết mang tính cơ sở cho mọi quá trình phát triển, đặc biệt là những quá trình phát triển mang tính cục bộ. Việc thiết kế chiến lược (thậm chí chỉ là phương hướng) phát triển kinh

tế tri thức của chúng ta sẽ gặp những hạn chế về tầm nhìn (cả về không gian lẫn thời gian) do nó chưa có một chiến lược quốc gia tổng thể để xuất phát từ đó và dựa vào đó như căn cứ quan trọng nhất bảo đảm tính khả thi và hiệu quả.

Riêng việc tiếp cận đến vấn đề kinh tế tri thức nói chung, đến việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế tri thức cụ thể nói riêng trong khuôn khổ một chiến lược phát triển kinh tế xã hội tổng thể dài hạn cũng chỉ mới đi những bước đầu tiên. Trong giai đoạn 2001-2010, trong số các chương trình lớn, có chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, xây dựng và đi vào hoạt động của khu công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung (Thành phố Hồ Chí Minh), Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc (Hà Nội). Có thể coi đây là những điểm khởi động chính thức và mang tính đột phá của việc thực hiện tầm nhìn phát triển hướng tới nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, cần đánh giá một cách khách quan và khoa học rằng điều đó là chưa đủ để đáp ứng yêu cầu tranh đua phát triển của chúng ta trong thời đại ngày nay. Cái chúng ta cần có và phải có sớm trước tiên là một chương trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức tổng thể. Cũng như bất cứ một chương trình mục tiêu cụ thể nào khác, chương trình phát triển công nghệ thông tin, Công nghệ viễn thông - một bộ phận cụ thể, một “tập con” của chương trình tổng thể đó - chỉ có thể được bảo đảm về tính hợp lý trong cơ cấu và lộ trình, tính hiệu quả trong thực hiện một khi nó được thiết kế và thực hiện trong sự kết nối với chương trình tổng thể. Việt Nam cần sớm triển khai xây dựng chương trình này vì đây là bước đi đầu tiên mang tính quyết định toàn bộ lộ trình tiến lên kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)