TẾ QUỐC TẾ
3.4.4.3 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho Việt Nam đi đến nền kinh tế tri thức bằng con đường ngắn nhất hay “đi tắt đón đầu” thì chúng ta trước mắt phải nhanh chóng đào tạo cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực “ứng dụng và triển khai công nghệ thành thạo” chứ không thể đi bằng con đường nghiên cứu cơ bản, tuy nhiên về lâu dài, lĩnh vực nghiên cứu cơ bản phải được coi trọng để tạo tiền đề đột phá cho phát triển công nghệ. Trên cơ sở đó, nhóm giải pháp phát triển nhân lực khoa học công nghệ như sau :
Một là, Phát triển nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực
kinh tế - xã hội, từ việc đào tạo thợ lành nghề đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý có trình độ cao; phát huy triệt để khả năng sáng tạo của các nhà khoa học đầu ngành, của các giáo sư, tiến sỹ, chủ nhiệm các chương trình nghiên cứu trong việc đào tạo, hướng dẫn các cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Nghiên cứu ban hành các chính sách đãi ngộ đặc biệt, các chính sách ưu tiên, ưu đãi; bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học.
Hai là, tiếp tục cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo; chú trọng phát triển đào tạo
đỉnh cao, tôn vinh nhân tài của đất nước. Gắn đào tạo với công việc thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội mà các Viện nghiên cứu, các trường Đại học hoặc các cơ sở đang tiến hành. Nâng cao kiến thức khoa học cơ bản trong các ngành học, bậc học làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển khoa học kỹ thuật. Coi khoa học cơ bản là nền tảng của trí tuệ trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ba là, nghiên cứu và mở rộng hình thức đào tạo kỹ sư thực hành; đặc biệt là ở các
ngành công nghệ cao như công nghệ tin học, điện tử, tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học…Thực hiện giáo dục toàn diện về thể lực, trí tuệ, nhân cách, tác phong làm việc, tạo ra bước đột phá về năng suất lao động xã hội và trong các ngành kinh tế quốc dân.
Bốn là, đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; kể cả trong lĩnh vực
đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ. Cử nhiều chuyên gia, thực tập sinh và học sinh có trình độ cao ra nước ngoài để học tập, trao đổi nghiên cứu, tham gia các đề tài tầm cỡ quốc tế và khu vực. Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm là, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kể cả các doanh
nghịệp vừa và nhỏ đào tạo nguồn nhân lực, tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất.
Sáu là, hình thành hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong nước, ngoài
nước và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể được tiếp cận thuận lợi. Đẩy nhanh việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ thông tin và bưu chính - viễn thông. Phổ biến rộng rãi thông tin và kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ, đăng ký bản quyền và khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức có sản phẩm khoa học và công nghệ đăng ký bản quyền và sở hữu công nghiệp tại các cơ quan có thẩm quyền. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng Internet, đặc biệt là chính sách giá, nhằm giúp các cá nhân, các doanh nghiệp khai thác thông tin công nghệ và thị trường trên thế giới. Nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tiếp cận với khách hàng và thị trường, kể cả thị trường ngoài nước. Tạo điều kiện để hình thành các tổ chức tư vấn, dịch vụ công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế. Tổ chức thường kỳ các hội chợ “công nghệ”.