Đường lối phát triển

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 149 - 152)

TẾ QUỐC TẾ

3.2.5.2 Đường lối phát triển

Trong khi cơ cấu kinh tế hiện tại của Việt Nam được xác định là Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, tuy nhiên công nghiệp và dịch vụ của chúng ta còn ở giai đoạn phát triển ban đầu trong khi nông nghiệp truyền thống và lạc hậu đang chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế cả về tỷ trọng trong GDP, nhân lực, vật lực trong cơ cấu dân số và cơ cấu lao động. Đây là cơ cấu dựa trên các thế mạnh sẵn có về tiềm lực công nghiệp, về dung lượng và cơ cấu thị trường và mối liên hệ cơ cấu kinh tế mở cửa của Việt Nam với các quốc gia khá và với thế giới. Tuy nhiên, cách lựa chọn hướng phát triển kinh tế của nước ta đã có những thay đổi cơ bản trong thời gian gần đây. Cảm nhận được xu thế chuyển sang nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức và công nghệ cao đang diễn ra nhanh

chóng trên thế giới và trong khu vực, đánh giá tác động mạnh mẽ của nó đến nền kinh tế đang hội nhập mạnh của Việt Nam. Chúng tiến hành điều chỉnh hướng cơ cấu với ý tưởng trung tâm là xây dựng những trung tâm, những thành phố hiện đại và có sức cạnh tranh phát triển cao với khu vực và thế giới theo hướng hiện đại (kinh tế tri thức). Quy hoạch phát triển của Việt Nam phải hướng tới để thực hiện ý tuởng đó. Cho đến nay, trên cơ sở xác định được thế mạnh và mặt yếu của mình thì Việt Nam nên đặt rõ khuôn hình cơ cấu mục tiêu cho nền kinh tế. Đó là cơ cấu Công nghiệp hướng tới Công nghệ cao và Dịch vụ, đẩy tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng cao trong nền kinh tế đến năm 2020 chiếm 85% GDP và định hướng 2030 đạt tỷ lệ 95%-98% GDP (đạt tỷ lệ như những quốc gia phát triển hiện nay và cơ cấu này đã được duy trì trong thời gian dài). Trên cơ sở nông nghiệp dựa vào tri thức ở mức độ cao bởi vì nông nghiệp của Việt Nam có những thế mạnh nhất định và đang đóng vai trò không nhỏ trong cơ cấu phát triển của kinh tế của nước ta. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ đóng góp cho GDP là 15% và định hướng 2030 chỉ còn 2%-5%. Cơ cấu này một mặt phát huy thế mạnh sẵn có của Việt Nam, tận dụng được quan hệ phân công lao động và liên kết các vùng kinh tế trọng điểm của ba miền, mặt khác, tạo ra những lợi thế và năng lực cạnh tranh mới dựa trên các tiềm năng hiện có. Nó cũng định hướng tận dụng sức hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ khắp mọi miền đất nước - một thế mạnh riêng có của mình để thúc đây sự phát triển.

Như vậy căn cứ vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, vào vị thế phát triển phải có trong một nền kinh tế hội nhập theo vùng và toàn cầu mạnh mẽ, có thể đề xuất khuôn hình cơ cấu kinh tế mục tiêu tổng quát của Việt Nam sẽ là : Công nghiệp hướng tới Công nghệ cao và Dịch vụ dựa vào tri thức, nông nghiệp phát triển dựa vào tri thức ở mức độ cao.

Dch v, với vị thế đang vươn lên là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của khu vực trong điều kiện hội nhập, chắc chắn Việt Nam có (và rất cần có) những thế mạnh của một “nút” hội tụ quốc gia, của một trung tâm giao lưu khu vực và quốc tế lớn. Do vậy, việc nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ cao cấp đòi hỏi trình độ cao về nguồn nhân lực, tổ chức, quản lý (văn hóa, du lịch, các dịch vụ hạ tầng mềm như tài chính, ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, tư vấn,…) để dịch vụ trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong tương lai đang là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với nước ta.

Công nghip - Công ngh cao, hướng tới một nền kinh tế tri thức, Công nghiệp

nước ta cần tiếp tục đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao. Xây dựng, phát triển mạnh những công

viên phần mềm, những trung tâm công nghệ cao, trung tâm công nghệ sinh học, ưu tiên đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông, trên thực tế, Việt Nam đang cố gắng và từng bước xác lập một thế phát triển kinh tế “đi trước, đón đầu và vượt bỏ” trong lĩnh vực ICT, công nghệ gen, công nghệ sinh học và công nghệ nano. Đồng thời, phải đẩy mạnh việc sắp xếp lại các cơ sở Công nghiệp hiện có; cải tạo, chuyển hướng sản xuất đối với các cơ sở gây ô nhiễm, kỹ thuật giản đơn, hàm lượng chất xám thấp.

Nông nghip phát trin da vào tri thc mc độ cao, chúng ta có tiềm năng về

nông – lâm nghiệp và thủy sản và kinh tế biển ở mức to lớn tuy nhiên hiện nay, những nguồn lực này vẫn còn nhiều ở dạng tiềm năng, chưa khai thác triệt để xuất phát từ việc nông nghiệp dựa trên cơ sở canh tác phần nhiều mang tính truyền thống và lạc hậu, nhân lực và dân số dựa vào nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dân số và cơ cấu lao động trong khi đóng góp thực trong GDP thì không tương xứng. Điều này xuất phát từ việc nông nghiệp dựa trên tri thức về con giống, về cây trồng, về chiến lược phát triển, vốn, con người… chưa hợp lý, chúng ta chỉ sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu thô, năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng thấp, tiếp cận thị trường kém và trình độ của người lao động trong khu vực nông nghiệp còn rất thấp, về thủy sản thì chỉ mới là đánh bắt nguồn lợi thủy sản một cách thiếu tổ chức và không bền vững, sơ chế không tạo ra giá trị sản xuất cao. Cải thiện được những yếu kém trên thì chúng ta bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới với phương châm kinh tế biển sẽ đóng góp vào 50% GDP sẽ cho ta thấy một tầm vóc mới của nông lâm thủy sản nếu biết dựa vào tri thức.

Gn vi trc cơ cu kinh tế trng đim Bc-Trung-Nam, với vị trí địa lý nhỏ hẹp

và dài của đất nước, chúng ta cần thiết lập mối liên hệ kinh tế chặt chẽ với các vùng kinh tế trọng điểm. Các mối liên hệ này sẽ góp phần quan trọng làm cho chúng ta trở thành một trung tâm phát triển khu vực Đông Nam Á thực sự mạnh. Sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu tiêu thụ của những vùng kinh tế trọng điểm, những đô thị lớn, kéo theo nó là khả năng đáp ứng tăng lên là kết quả tất nhiên của sự phát triển này. Hiện nay, mối liên hệ phát triển kiểu này của các vùng trọng điểm còn chưa sâu và rời rạc. Một nguyên nhân quan trọng là là xu hướng phát triển theo kiểu “tự bảo đảm” của nước ta vẫn còn được duy trì, các quan hệ thị trường lại chưa được phát triển mạnh mẽ theo chiều sâu. Nếu không nhanh chóng phá vỡ tình trạng này, thúc đẩy mở rộng quan hệ phân công và hợp tác vùng mạnh mẽ thì chúng ta khó tập trung chuyên sâu phát triển các ngành công nghệ cao hay dịch vụ hiện đại, kết hợp ngay từ đầu công nghiệp hoá với tri thức hoá để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá.

Để thực hiện được những bước đi chiến lược nêu trên, chúng ta cần xác định những hướng đi cụ thể sau : (1) Thực hiện phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở kết hợp tuần tự với nhảy vọt, truyền thống với hiện đại; (2) Bắt đầu từ đổi mới hệ thống quản lý, thể chế chính sách, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động khai thác kho tri thức toàn cầu; (3) Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng tiếp thu, sử dụng tri thức để tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao; (4) Khẩn trương xây dựng năng lực khoa học công nghệ quốc gia và hệ thống đổi mới quốc gia; (5) Sớm xây dựng xã hội thông tin để đổi mới mạnh, phát triển nhanh và bền vững. (6) Tất cả những vấn đề nêu trên đều phụ thuộc vào con người, vào vốn trí tuệ. Do vậy, cần ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển con người theo các chuẩn mực và định hướng kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 149 - 152)