Hội nhập kinh tế quốc tế với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức cũng làm sâu sắc hơn các mâu thuẫn của thời đạ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 57)

thức cũng làm sâu sắc hơn các mâu thuẫn của thời đại

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan của quá trình phát triển lực lượng sản xuất, do tác động của cách mạng khoa học công nghệ, là một tiến trình lịch sử không thể đảo ngược. Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, nhất là cách mạng thông tin, đã tạo ra sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất, rút ngắn chi phí thời gian, giảm hẳn những trở ngại về khoảng cách không gian, thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, kích thích mạnh đầu tư, tích tụ và tập trung tư bản trên phạm vi toàn cầu, dẫn tới hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu hoá hiện nay. Tự do hoá thị trường đang tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế thế giới, đặc biệt là thông tin, viễn thông và vận tải, từ đó hình thành một kết cấu hạ tầng toàn cầu thúc đẩy rất mạnh việc điều chỉnh các ngành truyền thống và phát triển các ngành mới. Hệ thống thông tin toàn cầu sẽ tạo cơ hội cho nhiều nước đang phát triển có thể truy cập, khai thác kho tri thức toàn cầu để phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng sự lệ thuộc vào các siêu cường.

Các xí nghiệp vừa và nhỏ có thể cùng với các công ty xuyên quốc gia tham gia thị trường toàn cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp của các nước đang phát triển có thể khắc phục được nhiều trở ngại về các mặt kết cấu hạ tầng, vốn và vận tải để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới; nhưng mặt khác rất dễ bị các

công ty xuyên quốc gia bóp chẹt, nếu không đủ năng lực và không có chiến lược kinh doanh đúng.

Các công ty xuyên quốc gia đã thiết lập hệ thống các chi nhánh trải rộng trên khắp thế giới phụ thuộc vào công ty mẹ, dẫn đến việc lôi cuốn các nước có chi nhánh phải tham gia vào vòng chu chuyển của tư bản xuyên quốc gia. Với tính cách là những thực thể chính trị và kinh tế mạnh nhất trên toàn cầu ngày nay, hoạt động cùng lúc ở hầu hết các nước trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Với 57.000 công ty mẹ và 500.000 chi nhánh, các công ty xuyên quốc gia đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, sử dụng 34,5 triệu lao động và có mặt ở mọi quốc gia. Năm 1995, các công ty xuyên quốc gia thông qua các chi nhánh ở nước ngoài đã tiêu thụ được một lượng hàng hoá trị giá 7.000 tỷ USD, vượt quá tổng giá trị xuất khẩu mậu dịch của thế giới. Cũng có nghĩa là kim ngạch mậu dịch quốc tế của thế giới mới chỉ thống kê được 1/2 tổng kim ngạch mậu dịch chính thức của thế giới. Với mục đích tìm lợi nhuận siêu ngạch và vươn tới các đỉnh cao sáng tạo trong kinh doanh, các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhằm khai thác những cơ hội đầu tư. Dòng FDI ngày càng đổ về những nước có lợi thế về trí tuệ và tay nghề cao của nguồn nhân lực. Các công ty xuyên quốc gia vừa đem đến cho các nước đang phát triển một nền kỹ thuật tiên tiến (nhưng không phải là kỹ thuật cao nhất), lại vừa mang đến cho các nước đang phát triển những sản phẩm giá thành thấp nhờ nguồn tài nguyên dồi dào và sức lao động rẻ của các nước đang phát triển. Các công ty xuyên quốc gia đã có đóng góp nhất định cho sự phồn thịnh của các nước đang phát triển, đây là một sự thực khách quan. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đồng thời với sự hưởng lợi này thì các nước đang phát triển đã phải trả giá đắt cho sự tăng trưởng, chịu nhiều rủi ro, thiệt thòi, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt nhanh, môi trường sinh thái ô nhiễm, v.v… Điều đó là không thể tránh khỏi trong một trật tự thế giới do các siêu cường tư bản chủ nghĩa áp đặt.

Tri thức - yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển, chủ yếu là do các nước giàu tạo ra và làm chủ, và nhờ đó các nước này càng giàu lên nhanh chóng, dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dựa vào tri thức, và cũng nhờ đó, họ tiếp tục tăng nhanh sức mạnh về kinh tế và quân sự. Với những sức mạnh đó, họ lũng đoạn nền kinh tế toàn cầu, dùng mọi biện pháp lôi cuốn tất cả các nước đi theo trật tự do mình áp đặt, làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội, khoét sâu các mâu thuẫn của thời đại. Chưa bao giờ sự tương phản, sự phân cực, sự bất bình đẳng lại to lớn và sâu sắc như hiện nay. Hiện nay, riêng 7 nước giàu nhất (G7) chi cho

nghiên cứu và phát triển khoảng 540 tỷ USD, chiếm 2/3 tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển của cả thế giới - ước tính 800 tỷ USD; riêng Mỹ chi 290 tỷ, bằng 1/3 tổng chi của thế giới, và bằng tổng chi của Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canada cộng lại. Hầu hết các công nghệ mới là do các nước giàu tạo ra, trước hết là Mỹ. Từ đó, thông qua thương mại, chuyển giao công nghệ cho các nước khác, với thiết chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện hành trên thế giới do họ áp đặt, các nước phát triển nhất giàu lên nhanh chóng và hố sâu ngăn cách giàu nghèo trên thế giới cũng doãng ra nhanh chóng.

Với thiết chế của WTO và Hiệp định TRIPS (sở hữu trí tuệ trong quan hệ thương mại), Mỹ và các nước giàu đã làm cho các nước nghèo càng nghèo thêm. TRIPS là một hiệp ước bất bình đẳng mà các nước đang phát triển buộc phải chấp nhận, nó đã đặt ra hàng loạt các điều kiện, gây nhiều khó khăn đối với các nước đang phát triển trong việc tiếp cận với công nghệ mới, nhất là dược phẩm. Có nhiều công trình nghiên cứu, kể cả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, đã chứng minh rằng tình hình ở các khu vực nghèo nhất trên hành tinh, nhất là châu Phi, trở nên tồi tệ hơn, do sự không bình đẳng trong các thỏa thuận của Vòng đàm phán Uruguay. Đã có nhiều sức ép và nhiều thỏa thuận mờ ám tại các cuộc họp trong các “phòng xanh”, nhằm buộc các nước đang phát triển phải ký những văn bản bất lợi cho chính họ. Mỹ thường đặt ra hàng loạt các điều kiện, gây nhiều khó khăn cho các nước đang phát triển, rồi cuối cùng do đấu tranh mạnh của các nước đang phát triển, Mỹ đã thỏa thuận, nhưng lại coi đó là một ân huệ cho các nước khác, để che lấp đi sự bảo hộ mậu dịch với những khoản trợ cấp cho nông nghiệp đến 190 tỷ đô la, đang gây ra những thiệt hại rất lớn cho các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)