Tính sẵn sàng cho hội nhập và phát triển chưa cao

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 130 - 135)

ĐƯỜNG TIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2.3.4 Tính sẵn sàng cho hội nhập và phát triển chưa cao

Phát triển nhập cuộc vào quá trình hội nhập quốc tế và hướng tới kinh tế tri thức chưa cao ở tất cả các tầng lớp, các cấp độ chủ thể, từ cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp (bao hàm giới kinh doanh), cho đến các cơ sở và cá nhân các nhà khoa học. Hiện nay, vẫn chưa đạt được một nhận thức rõ ràng và mang tính thực tiễn đúng đắn về vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân, của các tổ chức nghiên cứu - đào tạo và người làm việc trong lĩnh vực khoa học công nghệ với tư cách là những chủ thể hành động trực tiếp và chủ yếu quyết định sự phát triển. Cách nhìn chính thống vẫn khá xa lạ với ý tưởng rằng khác với nền kinh tế nông nghiệp và khác với nền kinh tế hóa tập trung bao cấp, trong nền kinh tế thị trường, nếu lực lượng này chưa sẵn sàng hành động thì chưa thể nói gì đến một triển vọng phát triển kinh tế lạc quan. Sẵn sàng và chủ động nhập cuộc (sẵn sàng hội nhập, chấp nhận “cuộc chơi” hướng tới kinh tế tri thức) chưa được coi là điều kiện tiên quyết của quá trình phát triển hiện đại. Chính quyền các cấp chưa ý thức đầy đủ sứ mệnh tạo lập môi trường giúp nâng cao mức độ sẵn sàng của các lực lượng đó.

Trong mọi lĩnh vực cũng như trong sự quan tâm cá nhân, tình trạng khá phổ biến là chưa xác định đúng tầm quan trọng của biến số quốc tế trong chương trình phát triển của nền kinh tế mở cửa. Việc phân tích, đánh giá động thái, xu hướng và mức độ tác động của các quá trình kinh tế quốc tế hiện đại chưa được quan tâm đầy đủ hoặc chỉ được triển khai với các mục tiêu mang nặng tính hình thức hơn là sự thiết thực. Trong hành động thực tiễn, đa số các doanh nghiệp chưa nhập cuộc được và cũng chưa sẵng sàng nhập cuộc vào thị trường thế giới. Do vậy mà hướng tiếp cận đến các thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo năng lực cạnh tranh mới là ít ỏi và không rõ ràng.

Suốt một thời gian dài, chúng ta vẫn còn thiếu tính hệ thống và chưa dựa trên một ý tưởng nền tảng về phát triển doanh nghiệp trong một tầm nhìn dài hạn. Các hỗ trợ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) từ phía chính quyền cho đến doanh nghiệp cũng chưa mạnh, chưa được định hướng tập trung bằng một chương trình phát triển dài hạn với các trọng tâm phát triển được xác định rõ ràng cả về mục tiêu lẫn bước đi. Những điều đó dẫn tới kết quả là cho đến nay, tỷ lệ đóng góp của các lĩnh vực hiện đại và gắn với

tri thức trong GDP là rất hạn chế, đặc biệt là tỷ lệ của ngành giáo dục đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ trong GDP lại có xu hướng không tăng tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế chung, giáo dục đào tạo tương ứng từ 3,7% năm 2001, tăng lên 3,8% năm 2002, giảm xuống 3,7% năm 2003, 2004 đạt 3,9% GDP, năm 2007 đạt 3,04% GDP, năm 2008 là 2,06% GDP và 2009 là 3,5% GDP. Khoa học công nghệ không tăng là : 0.9% GDP năm 2001, 1,0% GDP năm 2002 và đến năm 2003, 2004 giữ nguyên mức 0,9% GDP, năm 2007,2008 đều là 0,62% GDP và năm 2009 chỉ còn 0,6% GDP.

Đảng và Nhà nước ta ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho hoạt động lao động sáng tạo. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII 14/11/2008) về KH&CN, hàng năm, Chính phủ đã dành 2% chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển KH&CN. Năm 2008, số kinh phí Nhà nước đầu tư cho KH&CN gấp khoảng 2,5 lần so với năm 2001. Đây là một cố gắng rất lớn. Nguồn chi ngân sách của Nhà nước 2% tương đương khoảng 0,5% GDP; các chi phí của khu vực sản xuất - kinh doanh cho KH&CN ước đạt dưới 0,3% GDP. Như vậy, tính đến 2008, tổng đầu tư toàn xã hội cho KH&CN đạt khoảng 0,8% GDP, suy ra, tổng đầu tư xã hội cho KH&CN/người/năm ở nước ta là 8,4 USD vào năm 2008. Nếu so với các nước, năm 2002 (trước đó 6 năm), con số này ở Hàn Quốc là 212 USD (gấp 25 lần), ở CHLB Đức là 511 USD (gấp 61 lần), ở Hoa Kỳ là 794 USD (gấp 95 lần).

Một là, về hệ thống đổi mới, Xét về các chỉ số liên quan đến hệ thống đổi mới quốc gia, so sánh với các nước thuộc khối G7, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia thì chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp, và nhìn chung, đang tụt hậu khá xa so với nhiều nước khác. Bên cạnh thuận lợi là nhân lực có kỹ năng, trình độ của Việt Nam hiện nay tăng khá nhanh, có những tiềm năng không thể phủ nhận; song, đối chiếu với yêu cầu phát triển kinh tế tri thức thì cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: năng lực sáng tạo công nghệ còn hạn chế, còn thấp so với nhiều nước trong khu vực; phân bố còn mất cân đối khá nghiêm trọng; thị trường lao động mới bắt đầu hình thành, hơn nữa đang bị chia cắt giữa các vùng, các khu vực kinh tế; chính sách đào tạo, sử dụng con người còn nhiều mặt bất hợp lý. Nhiều trí thức trẻ mới tốt nghiệp khó khăn về tìm việc làm hoặc phải chấp nhận làm việc trái ngành, nghề đào tạo. Còn thiếu chuyên gia đầu ngành, chưa xây dựng được các trường phái khoa học và những tập thể khoa học mạnh, hẫng hụt đội ngũ kế cận; thiếu tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học; ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận không nhỏ trí thức khoa học và công nghệ bị suy giảm.

Hai là, tuy số lượng nguồn nhân lực được đào tạo phát triển nhanh, nhưng xét về

chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn chưa cao, vẫn còn khoảng cách so với các nước tiên tiến trong khu vực và mặt bằng của thế giới, chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, đầu tư tốt hơn nữa nhằm tăng nhanh cả chất và lượng nguồn nhân lực, đội ngũ khoa học kỹ thuật cho đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Ba là, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam qua yếu tố năng

suất tổng hợp cho thấy phần giá trị tăng thêm do tri thức tạo ra còn thấp, việc tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng trưởng vốn và lao động. Điều đó cho thấy trình độ công nghệ

hiện đang sử dụng ở Việt Nam thấp tương đối so với các nước trong khu vực; hiệu quả sử

dụng vốn đầu tư của nước ta trong giai đoạn đầu mở cửa khá cao, nhưng đang có chiều hướng giảm thấp vào những năm gần đây; lao động của chúng ta còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Lực lượng lao động tuy đông về số lượng nhưng chủ yếu là lao động phổ

thông, ít qua đào tạo. Thấy được những yếu kém nêu trên thì việc vạch ra chiến lược phát triển đất nước, xây dựng nền kinh tế tri thức rút ngắn công nghiệp hóa hiện đại hóa, gia tăng hàm lượng đóng góp tri thức trong nền kinh tế (thể hiện chỉ số TFP) dựa trên cải thiện các yếu tố đóng góp vào TFP như: giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, kích thích phát triển sản xuất, môi trường kinh doanh và đổi mới, ICT trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nếu không muốn tụt hậu.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nguyên nhân chính, đó là trong giai đoạn dài

lịch sử hiện đại, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, cơ sở vật chất, kinh tế xã hội và giáo dục bị tàn phá và ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi thống nhất đất nước chúng ta tiếp tục phải trả giá quá đắt với sự tụt hậu rất xa về nhiều mặt so với tốc độ và những thành tựu chung mà nhân loại đã có được. Nguyên nhân chính dẫn đến điều đó là do trong suốt nhiều thập kỷ trước năm 1986, chúng ta đã đố kỵ và chối bỏ kinh tế thị trường. Đến nay, mặc dù đường đổi mới của Đảng đã khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát cho cả thời kỳ quá độ ở nước ta; song, sức ì của thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp vẫn là trở ngại lớn cho phát triển kinh tế tri thức và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh tế thị trường với kinh tế tri thức để hướng tới đạt được những mục tiêu phát triển hợp lý. Kinh tế tri thức là sự phát triển về chất của các hoạt động kinh tế của xã hội loài người. Nó là nấc thang cao nhất trong quá trình phát triển các hoạt động sản xuất, khi tất cả của cải vật chất được sáng tạo ra đều do tri thức con người thực hiện. Do đó, nguyên nhân chính nêu trên dẫn đến những nguyên nhân làm hạn chế phát triển kinh tế tri thức dưới đây :

Một là, nhận thức về vai trò của kinh tế tri thức trong phát triển kinh tế xã hội chưa

đúng và chưa đủ dẫn đến chưa xây dựng được chiến lược tiếp cận, ứng dụng, triển khai, lộ trình để Việt Nam hướng đến nền kinh tế tri thức trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, năng lực kinh tế - xã hội của nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới.

Cơ cấu kinh tế chưa được định hình rõ nét và còn nhiều bất cập chưa hợp lý. Do vậy, chưa tạo được các hướng đầu tư tập trung hay tâm điểm đầu tư, tạo bước đột phá cho sự phát triển nhẩy vọt để tiếp cận và hướng tới nền kinh tế tri thức quốc tế bằng con đường ngắn nhất.

Ba là, tổ chức quản lý tri thức và phát triển tri thức vận chuyển vào đời sống kinh

tế xã hội chưa hoàn thiện.

Bốn là, đầu tư dàn trải; chưa huy động được mọi nguồn đầu tư, đặc biệt chưa thu

hút được các công ty đa quốc gia và các quỹ đầu tư mạo hiểm mà lĩnh vực phát triển kinh tế tri thức rất cần đến.

Năm là, thiếu chương trình, kế hoạch đào tạo toàn diện nguồn nhân lực cao cho tiếp thu, tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức gồm nhân lực cho ICT, công nghệ sinh học, tự động hóa, công nghệ nano,….

Sáu là, tiềm lực khoa học công nghệ chưa tương xứng với nhu cầu thực tiễn phát

triển và ứng dụng. Chưa có chính sách phát triển khoa học công nghệ thích ứng với những đặc thù của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa.

Bẩy là, môi trường thể chế, chính sách cho phát triển kinh tế tri thức chưa thuận lợi

và chưa hoàn thiện.

Tám là, chưa tận dụng được mọi cơ hội hợp tác, liên kết quốc tế, chia sẻ thông tin,

tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh.

Chín là, nền kinh tế trị trường Viêt Nam còn nhỏ bé, chưa lành mạnh, chưa tạo

được sự phát triển bền vững và do đó, chưa thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, chưa đủ lực để vươn ra quốc tế, chưa thực sự sẵn sàng hội nhập.

Tổng kết chương 2

Nhìn chung, nhận thức từ thực tế cho thấy rằng, nền kinh tế của chúng ta xét trên giác độ kinh tế tri thức còn nhiều yếu kém tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng phát triển không có nghĩa và cũng không thể chuyển ngay sang các ngành nghề sang phát triển ở trình độ công nghệ cao để có cơ cấu kinh tế như các nước phát triển đã đạt được, mà chúng ta đang nói về chiến lược sử dụng tri thức cho phát triển hay chiến lược phát triển dựa vào tri thức. Chiến lược này cơ bản đó là vận dụng kinh nghiệm các nước trong phát triển kinh tế tri

thức để thực hiện có hiệu quả hơn, chất lượng hơn, nhanh hơn các nhiệm vụ đã đề ra, nhằm đạt được các mục tiêu và phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng. Những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện nhiều mô hình mới, có thể gọi là mô hình kinh tế dựa vào tri thức, các khu nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng công nghệ gen, công nghệ sinh học, các doanh nghiệp dựa vào sáng chế, công nghệ mới, các doanh nghiệp khoa học công nghệ, kinh doanh trên internet, dịch vụ giá trị gia tăng, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông... Đó là những bước tiến đầu của kinh tế tri thức, nhưng là những đơn vị biết tiếp thu những tri thức mới, công nghệ mới để đổi mới sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả rõ rệt. Nêu những dẫn chứng đó để nói lên rằng, chính sách chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân..., thực sự là động lực cho phát huy mọi năng lực sáng tạo, hướng tới kinh tế tri thức.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP TIẾP CẬN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)