Những điểm sáng ở một số vùng miền phát triển kinh tế nông nghiệp dựa vào tri thức

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 118 - 120)

ĐƯỜNG TIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2.2.1.4 Những điểm sáng ở một số vùng miền phát triển kinh tế nông nghiệp dựa vào tri thức

dựa vào tri thức

Nhiều vùng đất bao đời nghèo khó, bất lợi về tài nguyên, thời tiết nhờ áp dụng tri thức đã biến những vùng đất tưởng trừng như “đất chết” trở thành những vùng kinh tế mới. điển hình trong số đó như :

Tỉnh Bình Thuận, Vùng đất cát bạc màu rộng lớn thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh

Bình Thuận vốn “nổi tiếng” trong cả nước là một vùng đất khô hạn và cằn cỗi thuộc loại nhất nước. Ở nơi đây từ hàng trăm năm trước, có những vùng đất cát bạc màu rộng lớn tưởng chừng không thể duy trì cuộc sống bình thường. Nay nhờ tìm ra loại cây thích hợp (nho"Black Queen") đi kèm kỹ thuật canh tác tiên tiến, những người nông dân nghèo đã vươn lên làm giàu. Trung tâm SEDEC là một cơ quan phi chính phủ của Cộng hòa Liên bang Đức đóng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận làm tư vấn giúp nông, ngư dân áp dụng công nghệ mới. Vùng đất cát ở huyện Tuy Phong không chỉ phát triển được cây nho, mà từ lâu bà con nông dân đã phát hiện vùng đất khô cằn này còn phù hợp với cây hành tím, từ năm 1999 đến nay, nhiều người đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và nhân rộng loại cây này để bán ra thị trường bên ngoài.

Bên cạnh cây nho, cây hành, Bình Thuận đã là “mảnh đất lý tưởng” của thanh long. Ngoài giống thanh long ruột trắng truyền thống, đã có một số cơ sở mạnh dạn phát triển giống thanh long ruột đỏ đang được thị trường ưa chuộng, xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật,..Đây là một hướng đi mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu thanh long Bình Thuận...Từ 2006 Thanh Long Bình Thuận – thương hiệu độc quyền trên thế giới được công nhận. Như vậy, từ một vùng đất khô hạn, nhờ biết áp dụng tri thức - chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp và ứng dụng những tiến bộ mới về giống - vùng đất bạc màu Bình Thuận nói chung và huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc,..nói riêng đã và đang khẳng định trở thành vùng lợi thế kinh tế với nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu, và đã có nhiều cánh đồng đạt doanh thu 50 triệu đồng/ha.

Hà tĩnh, Vùng đất cát ven biển ở hai huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên xưa kia là vùng “đất chết”, quanh năm chỉ có gió và cát, bão lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Công ty Công nghệ Việt Mỹ (ATI) tìm thấy ở vùng đất này một tiềm năng rất lớn về thủy sản,

nay đã trở hành một khu nuôi trồng thủy sản khép kín, dựa trên quy trình công nghệ mới. Dự án nuôi trồng và chế biến thủy sản của ATI được triển khai trên diện tích 2000 hecta, vốn đầu tư khoảng 750 tỷ đồng, từ 2003-2008 thu hút khoảng 20 nghìn lao động địa phương. Dự án gồm 7 hạng mục công trình lớn, bao gồm khu nuôi tôm trên cát, với hệ thống ao, hồ xen với vườn cây ăn quả, tạo cảnh quan môi trường, biến vùng cát thành xóm làng sản xuất hàng hoá. Khu nuôi cá lồng trên biển, với hàng nghìn lồng cá được nghiên cứu, chế tạo đặc biệt, có thể chịu được bão cấp 12. Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, cung cấp nguồn thức ăn thủy sản cho dự án và các tỉnh miền Trung. Khu sản xuất giống thủy sản có công suất 200 triệu con/năm. Ngoài ra, còn có Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu; Công ty sản xuất thiết bị thủy sản và du lịch sinh thái biển; Trung tâm công nghệ thông tin, xúc tiến thương mại.

Nghệ An, mô hình rau - màu Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu - Nghệ An): Xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu có truyền thống trồng rau màu từ lâu đời. Nông dân ở đây rất chăm chỉ, từ hàng trăm năm trước đã kiên trì sống bám cát trồng rau để bảo tồn sự sống, nhưng ngày nay nhờ đổi mới tư duy, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ đã vươn lên làm giàu. Là vùng cát bãi ngang ven biển, để bảo đảm độ ẩm cho việc trồng màu là một vấn đề nan giải. Các loại giống hoa, màu năng suất cao luôn được chọn lựa và nâng cao năng suất. Do vậy, bình quân thu nhập từ trồng màu đạt tới 120 triệu đồng/ha/năm. Để mở rộng thị trường, xã Quỳnh Lương đã mở website, qua hỗ trợ của dự án công nghệ thông tin của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An. Do vậy, số lượng khách hàng trong Nam, ngoài Bắc đặt hàng mua hoa và các loại nông sản của Quỳnh Lương ngày càng tăng.

Tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay tỉnh đã xây dựng 100 trang trại nấm, sản xuất trên 500

tấn nấm/năm ở các xã Thanh Lãng, Hương Canh, Thanh Trù, Hợp Thịnh theo mô hình làng nấm, liên hợp trang trại sản xuất nấm (công nghệ được chuyển giao từ Viện Di truyền nông nghiệp); trồng hoa chuyên canh tại các xã Mê Linh, Tráng Việt, Tiền Phong (huyện Mê Linh) - hình thành vùng chuyên canh sản xuất hoa khoảng 1.000 hecta thay trồng lúa. Các xã nói trên áp dụng công nghệ mới gồm có giống tốt, nhà lưới, vườn ươm, kho mát bảo quản và đóng gói hoa trình độ cao. Các cơ sở này đã trồng được nhiều loại hoa chất lượng cao, trong đó 10% xuất khẩu còn lại tiêu thụ trong nước.

Tỉnh Bến Tre, Bến Tre đã có nhiều mô hình vườn ươm, nhà lưới (107 nhà lưới của

nông dân) sản xuất cây giống có gắn nhãn mác hàng hóa của nông dân. Nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cũng đang đầu tư sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi với trình độ công nghệ cao như: Công ty CP Group, Công ty Bioseed Genetic, Công ty France-Hybrides Việt Nam,...

Bên cạnh đó rất nhiều tỉnh, vùng, miền cũng đã phát huy những lợi thế làng nghề, những đặc sản cây trái, nông phẩm, phẩm vật địa phương để xây dựng những trang trại, mở rộng và khôi phục những làng nghề truyền thống với số lượng gia tăng không ngừng cả về quy mô và số lượng như các tỉnh Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Hải Dương,…

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)