Ưu tiên phát triển những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn mang tính đột phá

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 178 - 181)

TẾ QUỐC TẾ

3.4.4.4 Ưu tiên phát triển những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn mang tính đột phá

tính đột phá

Bên cạnh những giải pháp về đổi mới quản lý, vốn, về nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ làm tiền đề, chúng ta phải ưu tiên phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn của tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, những ngành này cho phép chúng ta có thể đi tắt đón đầu, có sức lan tỏa mạnh trong nền kinh tế, là động lực phát triển và có hàm lượng giá trị gia tăng cao, đó là những ngành mang tính chất nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tri thức bên cạnh ICT đó là:

Công ngh sinh hc :

(i) Công nghệ sinh học cho nông nghiệp như : công nghệ tế bào, công nghệ gen, nhân giống, các chế phẩm sinh học (chế phẩm vi sinh), vắc xin phòng bệnh cho cây trồng vật nuôi,… Đến năm 2020 phấn đấu công nghệ sinh học nông nghiệp sẽ chiếm trên 50% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị ngành nông nghiệp, diện tích trồng trọt các giống mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học sẽ chiếm trên 70% tổng diện tích cây trồng; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo về thực vật sinh học đáp ứng được cơ bản nhu cầu vắc xin cho vật nuôi.

(ii) Công nghệ sinh học phục vụ cho sức khỏe cộng đồng : các loại vắc xin phòng trị bệnh, men vi sinh, Thiết lập các chuẩn hóa công nghệ trong tinh chế các loại vắc xin, các phương pháp trị liệu ung thư và chẩn đoán, chú trọng đến các vấn đề chăm sóc bảo vệ sức khỏe như phòng ngừa các bệnh dịch truyền nhiễm, ung thư và sớm phát hiện ra các loại gen gây bệnh; Tận dụng bệnh lý đa dạng cùng nguồn tài nguyên sinh học dồi dào và tiềm năng con người tất cả cho mục đích nghiên cứu - ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người.

(iii) Công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp : chú trọng sử dụng tác nhân sinh học vào khai thác khoáng sản, chế biến sản phẩm, phế thải trong sản xuất lâm nghiệp và thuỷ sản….

(iv) Công nghệ sinh học phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường : làm sạch nước thải, xử lý ô nhiễm dầu, sản xuất thực phẩm sạch,….

Công ngh tđộng hóa : tập trung ở những lĩnh vực như điều khiển điện tử công

suất, mô hình hóa và điểu khiển rô bốt công nghiệp, điều khiển các hệ sinh học, giao diện người - máy, tự động hóa trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai khoáng, chế tạo máy...; các ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng, hàng không vũ trụ, giáo dục đào tạo, y tế, phòng chống thiên tai và xử lý ô nhiễm môi trường...Cụ thể hóa bằng các chương trình :

Một là, nghiên cứu làm chủ công nghệ tự động hóa hiện đại, thiết kế chế tạo các hệ

thống lớn và vừa thay thế cho các thiết bị tự động hóa ngoại nhập để phục vụ các ngành kinh tế quốc dân quan trọng và xuất khẩu trong : công nghiệp đóng tàu thuỷ, chế biến nông lâm hải sản, dầu khí, năng lượng, khai thác biển, dệt may, ...; Thiết kế, chế tạo các thiết bị, phương tiện và hệ thống giao diện người máy thông minh, có trình độ tự động hóa cao cả phần cứng và phần mềm; Tạo ra các sản phẩm liên ngành, cơ điện tử mang thương hiệu Việt nam, có giá trị gia tăng lớn, có khả năng cạnh tranh tốt, góp phần trực tiếp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cho sản xuất và dịch vụ trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

Hai là, nghiên cứu tiếp cận có chọn lọc một số hướng mới công nghệ cao trong

lĩnh vực tự động hóa như rô bốt và các lĩnh vực có liên quan, cải tiến và phát triển một số công nghệ mới có triển vọng, tìm kiếm và nghiên cứu các bí quyết công nghệ, tạo bước phát triển đột phá, tạo nền tảng ứng dụng cho giai đoạn tiếp theo. Tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế.

Ba là, nghiên cứu thiết kế chế tạo một số cấu kiện và thiết bị tự động hóa, ưu tiên

tử. Hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ về tự động hóa thông qua các chương trình nghiên cứu, từ đó cũng bổ sung việc đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có năng lực trong nghiên cứu, đào tạo, làm chủ công nghệ và sản xuất trong lĩnh vực tự động hóa.

Công ngh vt liu mi : như vật liệu polyme và composite ; vật liệu phục vụ công nghiệp, năng lượng và xây dựng; vật liệu môi trường; vật liệu vô cơ, kim loại và hợp kim; vật liệu nano và submicro; vật liệu mới cho công nghiệp dược.

Công ngh năng lượng mi : với nhu cầu ngày càng gia tăng của nhu cầu về năng lượng trong khi đó nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường thì việc tiếp thu và nghiên cứu những năng lượng sạch thay thế là đòi hỏi cấp bách. Những năng lượng mới chúng ta tập trung phát triển trên cơ sở nghiên cứu những lợi thế của Việt Nam đó là : Công nghệ nhiệt mặt trời tập trung (CST), Công nghệ thủy điện Hydrokinetic Power (HP); Sản xuất nhiên liệu diezel sinh học từ tảo; Công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học hoàn hảo; Sản xuất điện năng từ gió ngầm dưới lòng đại dương (Deepwater wind); Năng lượng nguyên tử an toàn, năng lượng nhiệt hạch; Công nghệ năng lượng địa nhiệt; Công nghệ nhiên liệu hóa thạch sạch.

Nghiên cu và ng dng công ngh vũ trụ :Xây dựng hạ tầng ban đầu về công

nghệ vệ tinh bao gồm: Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh, hệ thống trạm định vị nhờ vệ tinh; phóng và đưa vào hoạt động, khai thác vệ tinh viễn thông địa tĩnh VINASAT; tiếp nhận chuyển giao công nghệ vệ tinh nhỏ; hoàn thành thiết kế, chế tạo và phóng 1 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động khai thác các trạm điều khiển mặt đất tương ứng. Từng bước làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa; đào tạo được đội ngũ cán bộ trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, nâng cấp và phát huy hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư trong giai đoạn trước đây. Nâng cấp hạ tầng ban đầu thông qua việc chuẩn bị phương án và kế hoạch phóng vệ tinh viễn thông thứ hai đáp ứng đủ nhu cầu khai thác dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình trong nước. Chế tạo và phóng thêm một số vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, thay thế một phần nhu cầu mua ảnh vệ tinh của nước ngoài; hoàn chỉnh hệ thống các trạm định vị nhờ vệ tinh. Đưa các ứng dụng của công nghệ vệ tinh vào phục vụ rộng rãi và thường xuyên cho nhu cầu của các ngành sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế,... Mở rộng và thương mại hoá các sản phẩm ứng dụng công nghệ vệ tinh. Phấn đấu đến 2020 đạt trình độ trung bình khá trong khu vực về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vệ tinh.

Phát trin Cơ khí chính xác phc v các ngành kinh tế k thut mũi nhn : Các

ngành công nghệ cao hầu hết đều phát triển và sử dụng những sản phẩm của cơ khí chính xác như rô bốt, con quay hồi chuyển (phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong đó có an ninh quốc phòng)…. Muốn đi lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì cơ khí chính xác là một trong những ngành mũi nhọn cần phát triển, kinh nghiệm từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là những mô hình học hỏi về phát triển cơ khí chính xác phục vụ các ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Phấn đấu đến 2020 đạt trình độ khá so với khu vực.

Chúng ta cần khuyến khích trong việc nghiên cứu và tạo môi trường khuyến khích sự ra đời và hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm để sử dụng nguồn vốn với mục tiêu tạo các bước đột phá trong nghiên cứu, tiếp thu và phát triển khoa học công nghệ . Đây là một loại hình thể chế mới có tác dụng rất mạnh trong việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư cho việc sản xuất và ứng dụng các tri thức mới. Song song với Quỹ đầu tư mạo hiểm, Việt Nam cần có chương trình xây dựng thêm và triển khai lấp đầy Khu Công nghệ cao hiện nay. Đây sẽ là những mảnh đất tốt cho những lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu phát triển Công nghệ cao hoạt động, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 178 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)